Kiểm tra, xem xét và trả lời bằng văn bản cho hộ gia đình ông Lê Viết Dần, hiện nay gia đình ông đã được cấp giấy CNQSD đất nhưng mức phí phải nộp quá cao (40 triệu đồng).
Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân trên địa bàn thôn Lâm Sơn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong việc chuyển nhượng, thế chấp vay vốn phát triển sản xuất.
Cấp có thẩm quyền quy hoạch bãi xử lý rác chung cho các thôn hoặc hợp đồng với Công ty môi trường của huyện Sơn Dương thu gom, xử lý rác cho xã Trung Sơn.
Bàn giao đất, cơ sở vật chất Bệnh viện đa khoa khu vực ATK cũ (hiện không sử dụng) cho Ủy ban nhân dân xã Trung Sơn quản lý để cải tạo thành nhà văn hoá thôn Lâm Sơn (Nhà văn hóa thôn Lâm Sơn xây dựng từ năm 2007, diện tích chật hẹp, xuống cấp cần xây dựng mới nhưng không thể mở rộng diện tích).
Đầu tư hệ thống rãnh thoát nước tuyến đường giao thông từ chợ Trung Sơn đến Trường Trung học phổ thông Trung Sơn, khi mưa nước chảy tràn trên mặt đường gây khó khăn cho việc đi lại.
Sớm đầu tư nâng cấp 03 tuyến đường trục chính của các thôn: Cầu Trôi - Khe Đảng, Đồng Cầu - Cây Nhãn, Đồng Cầu - Đồng Bài; các tuyến đường liên thôn, đường nội đồng trên địa bàn xã tạo điều kiện cho nhân dân đi lại, phát triển sản xuất, giao thương phát triển kinh tế.
Sở Giáo dục và Đào tạo đầu tư hệ thống cấp nước sạch cho trường mầm non Tứ Quận theo “Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” vay vốn Ngân hàng Thế giới. Hiện nguồn nước đang sử dụng không đảm bảo sinh hoạt của nhà trường.
Công ty Điện lực Tuyên Quang phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Yên Sơn giải quyết dứt điểm việc chi trả đền bù cho các hộ dân sau khi lấy đất để xây dựng cơ sở hạ tầng điện trên địa bàn xã.
Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý 11 cơ sở chế biến tinh bột sắn trên địa bàn xã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
Đầu tư xây dựng phòng lớp học điểm Trường Mầm non thôn Cây Dừa (vì phòng học không đảm bảo nên hiện nay cho các cháu học tại nhà văn hóa thôn, mỗi khi thôn có việc thì bắt buộc các cháu phải nghỉ học).