1861Bố trí kinh phí đầu tư, nâng cấp Bệnh viện Đa khoa khu vực Kim Xuyên, để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân trong khu vực này
1862Đầu tư xây dựng Phòng khám đa khoa Xuân Vân và cải tạo, nâng cấp khu vực điều trị của Trung tâm y tế huyện (Bệnh viện Yên Sơn cũ), để đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh cho người dân trên địa bàn
1863Đầu tư xây dựng 02 trường Trung học cơ sở và Tiểu học xã Lực Hành đạt chuẩn, để đảm bảo việc dạy và học của nhà trường
1864Bố trí kinh phí cho huyện để đầu tư xây dựng phòng lớp học, phòng chức năng đáp ứng yêu cầu thực hiện đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông; kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia và nâng tỷ lệ huy động trẻ đi nhà trẻ trên địa bàn huyện
1865Tiếp tục quan tâm bố trí kinh phí, đầu tư xây dựng trụ sở làm việc cho Ủy ban nhân dân các xã trên địa bàn huyện Sơn Dương. Hiện nay, trên địa bàn huyện còn 05/31 xã chưa được xây dựng trụ sở làm việc (Phúc Ứng, Bình Yên, Trung Yên, Khánh Nhật và Vĩnh Lợi)
1866Có kế hoạch duy tu, bảo dưỡng nâng cấp tuyến đường ĐT 186 đoạn từ Quốc lộ 2C đi Kim Xuyên. Hiện nay, tuyến đường này hư hỏng ảnh hưởng đến việc đi lại, giao thương hàng hóa của nhân dân
1867Quan tâm sớm đầu tư xây dựng 02 tuyến đường tránh thị trấn Sơn Dương và xây dựng 02 cầu cứng bắc qua sông Phó Đáy. Hiện nay, đoạn Quốc lộ 37, Quốc lộ 2C qua thị trấn Sơn Dương rất hẹp, mật độ phương tiện tham gia giao thông lớn thường xuyên xảy ra ách tắc giao thông
1868Quan tâm tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, nguồn lực và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (điện chiếu sáng, đường giao thông, trụ sở làm việc, trạm y tế, rãnh thoát nước …), để xã Thắng Quân hoàn thành về đích nông thôn mới, đạt các tiêu chí đô thị loại V, đô thị loại IV và thành lập thị trấn huyện Yên Sơn
1869Đầu tư xây dựng nâng cấp 02 tuyến đường vào xã (Tuyến ĐH18 từ trung tâm xã Lực Hành đi xóm Đồng Mán và tuyến ĐH 20 từ trung tâm xã Lực Hành đi xã Chiêu Yên), để thuận lợi cho việc đi lại lưu thông hàng hóa phát triển kinh tế
1870Sớm nâng cấp tuyến đường ĐT.188 (đoạn từ xã Phúc Ninh đi huyện Chiêm Hóa). Hiện nay, tuyến đường này bị xuống cấp rất nghiêm trọng, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn
1871Sớm đầu tư xây dựng nhà văn hóa xã và trụ sở làm việc của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã Qúy Quân, để có nơi giao dịch phục vụ nhân dân
1872Đầu tư nâng cấp tuyến đường liên xã (đoạn từ xã Đạo Viện đi xã Công Đa ra xã Thái Bình), đặc biệt tuyến đường từ Ủy ban nhân dân xã Đạo Viện đến trung tâm xã Công Đa hiện nay đã xuống cấp người dân và phương tiện đi lại rất khó khăn
1873Đầu tư nâng cấp tuyến đường ĐH18 (Tuyến đường Tân Long, Tân Tiến, Kiến Thiết), để thuận lợi cho người dân và phương tiện lưu thông qua tuyến đường này
1874Sớm đầu tư xây dựng đường điện và nâng cấp đường giao thông vào 02 thôn (Khau Làng, Khau Luông) thuộc xã Kiến Thiết, huyện Yên Sơn, để thuận lợi cho người dân đi lại và có điện sinh hoạt và sản xuất. Cử tri phản ánh, hai thôn này 100% là người dân tộc Mông và người dân tộc Nùng. Hiện nay cả 2 thôn đều chưa có điện thắp sáng và chưa có sóng điện thoại, đường giao thông đi lại rất khó khăn
1875Tiếp tục có kế hoạch đầu tư, sửa chữa, nâng cấp hệ thống dây điện, trạm biến áp đảm bảo cung cấp điện lưới, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của nhân dân trên địa bàn huyện Sơn Dương ngày càng tốt hơn