Đối với dự án Luật Thư viện, đại biểu Chẩu Văn Lâm cho rằng, sau 18 năm thực hiện pháp luật thư viện, bên cạnh những kết quả tích cực cũng bộc lộ những hạn chế, như sự thiếu đồng bộ với một số luật hiện hành, sự đầu tư phát triển thư viện chưa thỏa đáng...
Đồng chí Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang, Tổ trưởng tổ 9 điều hành phiên thảo luận. |
Góp ý về dự án Luật Kiểm toán Nhà nước, đại biểu Ma Thị Thúy đề nghị nghiên cứu chỉnh sửa đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ quy định thực hiện giám định tư pháp về tài chính công, tải sản công trong các vụ án tham nhũng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng; quy định quyền hạn của tổng kiểm toán nhà nước ban hành văn bản quy phạm pháp luật quyết định quy định, chuẩn mực kiểm toán Nhà nước quy định kiểm toán hồ sơ, áp dụng phương pháp chuyên môn nghiệp vụ trong tổ chức và hoạt động kiểm toán là bảo đảm thống nhất với việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quy định rõ ràng cụ thể không để chồng chéo giữa thanh tra, kiểm toán...
Về dự án Luật Thư viện, đại biểu Ma Thị Thúy nêu ra một thực trạng về việc tủ sách pháp luật tại các địa phương hiện nay không phát huy hiệu quả, đề nghị trong dự án luật lần này cần có những quy định cụ thể về từng loại thư viện, chức năng nhiệm vụ và có hướng đầu tư phù hợp để phát huy hiệu quả của thư viện.
Đồng quan điểm, đại biểu Hoàng Bình Quân cho rằng nên xem lại quy định về hoạt động thư viện xã và có cần thiết để tồn tại 1 mô hình thư viện truyền thống 4 cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã) cho phù hợp tình hình thực tế; nghiên cứu về thư viện tư nhân và mô hình thư viện doanh nghiệp...
Kết thúc buổi thảo luận, đại biểu Chẩu Văn Lâm cho rằng, các ý kiến tham gia thảo luận hoàn toàn xác đáng và là thực tế đang diễn ra hiện nay. Các ý kiến sẽ được tổng hợp đầy đủ trình Quốc hội và gửi ban soạn thảo để điều chỉnh phù hợp; đề nghị các đại biểu tiếp tục nghiên cứu để góp ý trong các phiên thảo luận tiếp theo.