Các đại biểu dự phiên họp tổ.
Tham gia Thảo luận, đại biểu Lò Thị Việt Hà cơ bản nhất trí với về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2024, dự kiến Kế hoạch phát triển KTXH năm 2025. Theo đại biểu có thể khẳng định tình hình KTXH có sự phục hồi rõ nét, đạt được mục tiêu tổng quát đề ra với nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực; ước cả năm 2024 dự kiến đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu chủ yếu (một chỉ tiêu xấp xỉ đạt), trong đó đạt và vượt toàn bộ các chỉ tiêu xã hội, tiếp tục nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Qua tiếp xúc cử tri thì nhân dân đánh giá cao việc phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, điện lực, chuyển đổi số đã thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nâng cao chất lượng, đời sống của nhân dân; các Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, Đề án cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc nổi bật, là điểm sáng trong chuyển đổi số như: kết nối, chia sẻ dữ liệu thông suốt giữa phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các dữ liệu khác; số hóa sổ hộ tịch… hạ tầng giao thông đã hoàn thành hơn 2000 km đường cao tốc, nhiều dự án, công trình nguồn điện, lưới điện trọng điểm quan trọng đã được thực hiện nghiêm túc, rút ngắn thời gian tiết kiệm được cả nguồn lực và thời gian.
Đại biểu Lò Thị Việt Hà, Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội phát biểu tại phiên thảo luận tổ.
Tuy nhiên đại biểu Lò Thị Việt Hà quan tâm đến các nội dung liên quan đến các vấn đề xã hội và đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm và chỉ đạo thực hiện một số vấn đề: Quan tâm tạo điều kiện cho các hoạt động liên quan đến đời sống của người cao tuổi, bảo đảm chăm lo quyền của người cao tuổi theo luật và với tốc độ già hoá dân số nhanh như hiện nay thì cần có các giải pháp, chuẩn bị cho xã hội có dân số già, từ việc làm, chăm sóc người cao tuổi, thúc đẩy các mạng lưới y tế lão khoa tại các đại phương; xây dựng các trung tâm, cơ sở chăm sóc người cao tuổi; đây cũng là thách thức lớn đối với nước ta trong thời gian tới. Về y tế: thời gian qua ngành y tế cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, Chất lượng dịch vụ y tế không ngừng được nâng cao, làm chủ được nhiều kỹ thuật cao; tiếp tục hoàn thiện các quy trình kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, danh mục kỹ thuật các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh ...Tuy nhiên vừa qua thiên tai bão lũ gây thiệt hại lớn về người và của, đời sống người dân bị ảnh hưởng, Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo khắc phục hậu quả, quan tâm hướng dẫn nhân dân thực hiện chăm sóc sức khỏe sau thiên tai, liên quan đến nước sạch, ăn chín uống sôi...vì rất dễ bùng phát dịch bệnh nếu môi trường sống không tốt. Về nông, lâm nghiệp và chế biến nông sản, đại dịch, kinh tế suy thoái, nông nghiệp Việt Nam là bệ đỡ cho nền kinh tế, đạt được kết quả cao, thời gian tới để tiếp tục tham gia vào chuỗi cung ứng và chế biến sâu, xuất khẩu và qua nghiên cứu được tôi đề nghị chính phủ quan tâm quy hoạch, đầu tư, đầu tư các kho trữ lạnh bảo quản nông sản cho nhân dân để đảm bảo tiêu thụ và xuất khẩu. Quan tâm ban hành chính sách hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa về nhà ở cho người có công với cách mạng và thân nhân có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2021-2025, giai đoạn trước thì có nhưng giai đoạn này chưa bố trí.
Về Luật Điện lực (sửa đổi), đại biểu Lò Thị Việt Hà nhất trí sự cần thiết và các cơ sở chính trị, pháp lý sửa đổi Luật điện lực. Bên cạnh đó đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát để thể chế hóa đầy đủ các chủ trương của Đảng, tập trung tháo gỡ những vướng mắc trong đầu tư vào các dự án nguồn điện, đặc biệt là trong bối cảnh các dự án điện còn gặp khó khăn, vướng mắc và không thu hút được đầu tư, chưa có chính sách về phân kỳ đầu tư, tăng cường phân cấp, phân quyền, chính sách về giao khu vực biển, giao đất;… Phát triển hạ tầng điện mới thúc đẩy thu hút đầu tư và phát triển kinh tế tại các địa phương và các khu công nghiệp. Bên cạnh đó, cũng cần có chính sách ưu tiên sản xuất điện gió ngoài khơi để xuất khẩu, vừa giải quyết vấn đề giá điện còn cao, đồng thời thực hiện các mục tiêu về kinh tế, môi trường, tạo công ăn việc làm, an ninh biển đảo….Đại biểu cũng đề nghị xem xét bổ sung quy định một khoản về quản lý quy họach, phát triển trạm sạc xe điện (bao gồm cả xe máy và ô tô), an toàn trang thiết bị điện và các quy định khác có liên quan về các trạm sạc xe điện nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với loại hình trạm sạc xe điện đang ngày càng phát triển. Về quy định cấm, đề nghị bổ sung hành vi “Trộm cắp, phá hoại trang thiết bị điện, cản trở hoạt động cải tạo, sửa chữa, khắc phục sự cố công trình điện lực”, vì hệ thống lưới điện thường xuyên phải nâng cấp cải tạo, sữa chữa. Tuy nhiên đôi khi có một số cá nhân do chưa hiểu hoặc lo ngại, sợ ảnh hưởng đến tài sản hoa màu (các lý do không chính đáng không liên quan đến vấn đề kỹ thuật, an toàn điện) có hành vi cản trở, gây khó khăn cho việc cải tạo, sửa chữa công trình điện. Đặc biệt với những sự cố cần khắc phục sửa chữa trong thời gian ngắn. Về sử dụng đất, sử dụng khu vực biển cho các dự án điện lực, đề nghị rà soát xem xét, sửa đổi, bổ sung để đồng bộ với Luật Đất đai 2024 về thẩm quyền quyết định quy hoạch, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm, hỗ trợ và bồi thường...Tiếp tục rà soát với quy định của pháp luật hiện hành có liên quan, như: Luật An toàn vệ sinh lao động, Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư, Luật Giá, Luật Đấu thầu,… để không chồng chéo, mâu thuẫn./.