làm việc với Đoàn giám sát có các sở, ngành: Nội vụ, Y tế, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Lao động-Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bảo hiểm xã hội tỉnh; Ủy ban nhân dân một số huyện, thành phố.
Đồng chí Nguyễn Thành Hưng, Giám đốc Sở Y tế báo cáo kết quả đổi mới hoạt động đơn vị sự nghiệp lĩnh vực y tế.
Qua giám sát cho thấy, các sở, ngành đã tham mưu kịp thời cho tỉnh các Chương trình, kế hoạch thể chế hóa, triển khai thực hiện Nghị quyết của Trung ương, các nghị định, nghị quyết của Chính phủ về sắp xếp đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập; xây dựng các kế hoạch cụ thể, xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu, đầu điểm tiến hành sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh. Cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp đã quan tâm quán triệt, chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị triển khai thực hiện nghiêm các chủ trương, văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên góp phần thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới tổ chức, quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh được đồng bộ, toàn diện và đạt được kết quả.
Đồng chí Lò Thị Việt Hà, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Xã hội của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh phát biểu tại buổi làm việc.
Tỉnh đã xây dựng quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập theo lĩnh vực: Lĩnh vực giáo dục và đào tạo, văn hóa thể dục thể thao, y tế, thông tin truyền thông, lao động Thương binh và xã hội… đến tháng 12/2023, tổng số đơn vị sự nghiệp công lập là 563 đơn vị. Sau sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức đã giảm 48 đơn vị, giảm 246 đầu mối trực thuộc đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2015; đã tinh giản 1.707 người làm việc, đạt 10,18% so với năm 2015; giảm 69 cấp phó của các đơn vị sự nghiệp công lập. Đến hết năm 2023 đã tinh giản 540/1.539 người của giai đoạn 2022-2026.
Đồng chí Trần Thị Dung, Phó Chủ tịch Trung ương Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Viẹt Nam, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội khoá XIV, chuyên gia của Đoàn giám sát phát biểu tại buổi làm việc.
Tỉnh đã ban hành Đề án nâng cao chất lượng, hiệu quả đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hoá một số loại hình dịch vụ công lập; phê duyệt danh sách một số đơn vị đủ điều kiện chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần giai đoạn 2022-2025. Hiện nay, có 277 đơn vị, cơ sở ngoài công lập tham gia cung ứng dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 32 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên; 01 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, tăng 14 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên so với năm 2015…
Đồng chí Nguyễn Việt Hà, Giám đốc đốc Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Chi nhánh Tuyên Quang, đại biểu Quốc hội tỉnh phát biểu tại buổi làm việc.
Bên cạnh kết quả đạt được, Đoàn giám sát ghi nhận những khó khăn, hạn chế như: Việc sắp xếp lại đơn vị sự nghiệp công lập và tinh giản biên chế chủ yếu là mang tính cơ học; chất lượng, hiệu quả hoạt động của hầu hết đơn vị sự nghiệp công lập chưa có nhiều chuyển biến rõ nét, chất lượng dịch vụ nhiều lĩnh vực chưa cao; định mức về thời gian, định mức máy móc, định mức số lượt khám/bàn khám.. để được thanh toán Bảo hiểm y tế còn chưa phù hợp; số lượng viên chức giáo dục, viên chức của các Trạm Y tế xã chưa tuyển dụng, hợp đồng đủ so với chỉ tiêu biên chế được giao, trong khi chưa có cơ chế, chính sách đủ mạnh thu hút, giữa chân người làm việc, nhất là người có kinh nghiệm, tay nghề cao; số đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên còn ít; chi tiêu ngân sách Nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh còn lớn, số đơn vị sự nghiệp do Ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên chiếm 85,62%; một số đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh chưa được xếp hạng theo quy định làm cơ sở đánh giá, xếp hạng, đặc biệt là các đơn vị thực hiện sáp nhập, hợp nhất để hình thành các đơn vị sự nghiệp mới lĩnh vực nông nghiệp, tài nguyên và môi trường, văn hóa, truyền thông; một số huyện, thành phố được giao chỉ tiêu cắt giảm đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2022-2026 còn lúng lúng trong tổ chức thực hiện, chưa xác định được lộ trình, đầu điểm cắt giảm…
Đồng chí Hoàng Thị Thu Hiền, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại buổi làm việc.
Các thành viên Đoàn giám sát và các sở, ngành, UBND huyện, thành phố đã tập trung trao đổi, làm rõ những nội dung còn chưa rõ trong các Báo cáo của đơn vị; đồng thời, có những đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương và UBND tỉnh về những giải pháp để tổ chức thực hiện.
Đồng chí Ma Thị Thuý, Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh kết luận buổi làm việc.
Kết luận buổi làm việc, đồng chí Ma Thị Thuý, Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng đoàn giám sát ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của các đơn vị trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các đơn vị sự nghiệp công lập; đồng thời đề nghị căn cứ chức năng nhiệm vụ của các sở, ngành và thực tế của địa phương, đơn vị cần chủ động tiếp tục rà soát, chỉ đạo đẩy nhanh việc thực hiện sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2024-2026 theo Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh. Tham mưu cho cấp có thẩm quyền sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn linh hoạt trong việc tinh gọn bộ máy đáp ứng yêu cầu, đảm bảo chỉ tiêu được giao, bố trí người làm việc hợp lý đúng quy định, có giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, góp phần nâng cao mức độ tự chủ, giảm chi ngân sách Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập; sớm xây dựng điều chỉnh, bổ sung Đề án vị trí việc làm, số lượng người làm việc của đơn vị đảm bảo việc quản lý, sử dụng người làm việc, bố trí cấp phó đúng quy định...
Những khó khăn về cơ chế, chính sách đối với hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, Đoàn giám sát sẽ xem xét tổng hợp và có kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để xem xét tháo gỡ./.