Cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp thay thế cho giấy gia hạn như hiện nay, vì một số hộ đã chuyển nhượng cho các hộ di dân hoặc đã chia cho các con, cháu.
Xây kè hai bên suối từ nhà văn hóa thôn Nà Vàng đến Cốc Phát để chống sạt lở đất nông nghiệp. Hiện nay, một số thửa đã bị sạt lở mất diện tích canh tác của nhân dân (nhân dân đã kiến nghị nhiều lần nhưng chưa được giải quyết).
Hiện nay, một số diện tích đất chè nhân dân đang canh tác, sản xuất đã được cấp sổ lâm bạ trùng vào đất rừng đặc dụng. Đề nghị cấp có thẩm quyền phân loại lại đất 3 loại rừng và tiếp tục cho nhân dân được sản xuất, canh tác những diện tích đất trên.
Cơ quan chức năng có thẩm quyền nghiên cứu loại thuốc thay thế cho thuốc “cỏ cháy” mà người dân đang sử dụng (loại thuốc này khi đưa vào sử dụng gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người nông dân).
Kiểm tra, đánh giá hiệu quả đầu tư công trình nước sạch tại thôn Như Xuyên, Cây Táu để có giải pháp khắc phục; công trình được đầu tư, đưa vào sử dụng hơn 01 năm, nay đã hỏng, không sử dụng được, gây lãng phí.
Cơ quan chức năng khẩn trương kiểm tra, đánh giá thực trạng rừng trồng theo Dự án 327 trên khu vực hồ Như Xuyên để có kế hoạch khai thác và giao một phần đất rừng cho người dân trồng rừng tái sinh vừa đảm bảo duy trì diện tích rừng trồng vừa đảm bảo lợi ích kinh tế. Hiện nay, khu rừng trồng theo Dự án 327 có nhiều nơi cây trồng lâu năm đã chết hoặc có khu vực không còn cây.
Ngành chuyên môn tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nhân dân trong sản xuất, chăn nuôi, hạn chế dịch bệnh, gây mất mùa; có giải pháp ổn định thị trường, giá cả sản phẩm chăn nuôi.
Tỉnh nghiên cứu, xem xét lại Dự án đầu tư phát triển chuỗi giá trị cam sành Hàm Yên tại khu vực Ngòi Giàng, tổ dân phố Yên Thịnh, thị trấn Tân Yên, vì địa điểm này cách đường Quốc lộ 2 gần 20km (giáp tỉnh Yên Bái), đất có độ dốc lớn, là khu vực rừng đầu nguồn của suối Ngòi Giàng, do vậy khi triển khai dự án sẽ tác động lớn đến môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước, sản xuất và đời sống ...