Đại biểu Ma Thị Thuý chất vấn tại phiên họp. |
Đại biểu Ma Thị Thuý đặt ra hai vấn đề:
Thứ nhất: Mục tiêu thực hiện tinh gọn bộ máy và biên chế là nâng cao hiệu lực hiệu quả công việc và tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng gian qua, việc này đã thực hiện được hay chưa, nếu chưa thì Bộ trưởng có giải pháp gì để nâng thu nhập thực tế của CBCCVC và nhất CBCC chức cấp xã, thôn, bản…
Thứ hai: Thời gian qua, việc thực hiện công tác đánh giá, xếp loại công chức cấp xã hiện nay "còn nặng tính hình thức, bình quân, cảm tính” và “bị chi phối bởi thân quen, họ hàng” đang diễn ra tại một số địa phương. Bên cạnh đó, chưa có quy định tiêu chí cụ thể, phù hợp với đặc điểm của cán bộ công chức xã; chưa có tiêu chí đánh giá dựa trên kết quả công việc của từng chức danh; cán bộ công chức xã là đối tượng làm việc trực tiếp với dân, gần dân nhất nhưng chưa có quy định về tiêu chí đánh giá của người dân để tăng tính khách quan trong việc đánh giá. Tình trạng này ngày càng phức tạp khi đang tiến hành sáp nhập địa giới hành chính ở một số địa phương trên cả nước. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân và trách nhiệm của Bộ trưởng thực trạng trên cũng như giải pháp của Bộ Nội vụ đối với vấn đề này trong thời gian tới.
Trả lời đại biểu Ma Thị Thuý, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, đối với công tác tinh gọn bộ máy, theo tinh thần Nghị quyết 32 của Chính phủ và Nghị quyết 653 của Quốc hội sắp xếp lại đơn vị hành chính và sắp xếp theo tinh thần Nghị định 34 giảm bình quân 2 công chức và từ 8 đến 9 số người hoạt động không chuyên trách, số lượng này là rất lớn. Lộ trình thực hiện vấn đề này, Bộ Nội vụ đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong phiên họp thường kỳ tháng 9-2019. Theo báo cáo của các địa phương, số công chức huyện sắp xếp lại được khoảng 681 người, còn dôi dư khoảng 385 người. Số này sẽ sắp xếp trong vòng 5 năm. Đối với cấp xã có thể bố trí lại ngay 8.296 cán bộ công chức, số dôi dư là trên 9.200 người. Bộ trưởng cho rằng nếu thực hiện ngay có thể giải quyết được 4.696 người. Đối với những người hoạt động không chuyên trách sau khi sắp xếp có thể bố trí lại 4.883 người, dôi dư 5.886 người, số này được Bộ Nội vụ khuyến khích các địa phương nên tiếp nhận thành công chức cấp huyện nếu đủ điều kiện. Bộ trưởng đề nghị HĐND giám sát UBND việc thực hiện các nghị quyết đã được Quốc hội phê duyệt, trong quá trình thực hiện nếu gắp khó khăn về giải quyết chính sách đề nghị các tỉnh báo cáo Bộ.
Đối với vấn đề thứ 2 đại biểu Ma Thị Thuý nêu ra về có việc phân biệt công chức cấp xã với cấp huyện hay không, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết, Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức sửa đổi, bổ sung lần này đã quy đinh rất rõ về quản lý cán bộ công chức, đối với cấp xã là theo chức danh, công chức cấp huyện quản lý theo ngạch. Nếu công chức cấp xã làm việc đủ 5 năm, có kinh nghiệm và bằng cấp phù hợp với vị trí việc làm thì được tiếp nhận lên huyện không qua thi xét tuyển. Như vậy, hoàn toàn không có việc phân biệt đối xử giữa công chức cấp xã và công chức cấp huyện.