Bài 4- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông: Quyết tâm thực hiện hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu nghị quyết kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2025

Ngày 05-12-2024, tại kỳ họp thứ chín Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XIX đã thông qua Nghị quyết số 69/NQ- HĐND về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2025. Trang Thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh trích đăng một số giải pháp của các sở, ngành cấp tỉnh, huyện, thành phố nhằm thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu Nghị quyết đã đề ra.

>>Bài 1. Sở Kế hoạch và Đầu tư

>>Bài 2. Sở Tài chính

>>Bài 3. Sở Công Thương

* Một số chỉ tiêu chủ yếu thuộc lĩnh vực tham mưu: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (giá so sánh năm 2010) tăng 4,6% so với năm 2024; sản lượng lương thực đạt trên 34 vạn tấn; Trồng mới 9.700 ha rừng tập trung. Tỷ lệ che phủ của rừng 65%; Có thêm 09 xã hoàn thành đạt chuẩn nông thôn mới, 02 xã hoàn thành đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 01 xã hoàn thành đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 02 huyện hoàn thành đạt chuẩn nông thôn mới. Duy trì và giữ vững tiêu chí tại các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới.


Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thế Giang kiểm tra rừng trồng theo Nghị quyết 03 của HĐND tỉnh tại Chiêm Hoá.

* Giải pháp trọng tâm:

(1)  Khắc phục các hạn chế trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa, tập trung nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, theo vùng chuyên canh, gắn với chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, xây dựng mã số vùng trồng.

(2) Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái và đẩy mạnh chế biến để nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm nông lâm nghiệp. Tiếp tục phối hợp đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hoàn thiện các điều kiện cần thiết để các sản phẩm nông sản của tỉnh ngày càng có chất lượng cao hơn, số lượng nhiều hơn, được xuất khẩu nhiều hơn, đem lại giá trị gia tăng cao hơn.


Thu hoạch chè tại thôn làng Bát, xã Tân Thành, huyện Hàm Yên.

(3) Đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp; nâng cao năng suất gỗ rừng trồng, phát triển rừng trồng gỗ lớn; khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế lâm nghiệp, công nghiệp chế biến và thương mại lâm sản, chế biến sâu; khai thác, phát triển hợp lý lâm sản ngoài gỗ. Hoàn thiện hồ sơ Đề án "Xây dựng Tuyên Quang trở thành Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao và trung tâm sản xuất và chế biến gỗ" trình phê duyệt để tổ chức thực hiện. Tăng cường hơn nữa công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng.

(4) Tiếp tục đổi mới, chuyển mạnh từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp, các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị. Phối hợp chặt chẽ với các huyện và các sở, ngành liên quan làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn; tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết, chính sách, chương trình, dự án trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; đồng thời kịp thời phối hợp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ  được giao.


Xã Sơn Nam hưởng ứng phong trào ngày thứ 7 tham gia xây dựng nông thôn mới.

(5) Tham mưu thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng thực chất, hiệu quả, đi vào chiều sâu gắn với phát triển kinh tế nông thôn; lồng ghép có hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình, dự án, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn để tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Phối hợp với các huyện, thành phố, các sở ngành liên quan để  tham mưu phân bổ kinh phí triển khai xây dựng, khắc phục các công trình bị hư hại do cơn bão số 3 gây ra, trong đó có các điểm ổn định dân cư tập trung; đồng thời chủ động tham mưu các giải pháp phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

(6) Chủ động rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy khi hợp nhất với Sở Tài nguyên và Môi trường thành Sở Nông nghiệp và Môi trường đảm bảo “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả” theo đúng kế hoạch, tiến độ, yêu cầu của Trung ương và của tỉnh; làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức  của ngành để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần thực hiện mục tiêu: Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

 

Ban Biên tập

Tin cùng chuyên mục