Không làm tăng thành viên Thường trực HĐND tỉnh
Theo Tờ trình của Chính phủ, đề xuất giảm Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, huyện được đề ra do việc tăng số lượng Phó Chủ tịch
Qua phân tích và từ thực tiễn hoạt động, UBTVQH nhận thấy, HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho người dân quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, nên về lý thuyết, cơ quan này phải được tăng cường cả về tổ chức và hoạt động. Theo quy định hiện hành, trong Thường trực HĐND cấp tỉnh, ngoài một Chủ tịch, hai Phó Chủ tịch còn có Trưởng các Ban, Chánh Văn phòng HĐND. Hiện nay, Trưởng Ban của HĐND phần lớn hoạt động kiêm nhiệm, bộ máy thường trực giải quyết các công việc thường xuyên của HĐND trong tình hình mới là chưa đủ điều kiện. Do vậy, những vấn đề này tiếp tục nghiên cứu và báo cáo lại Bộ Chính trị. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu |
HĐND cấp tỉnh, cấp huyện chưa phù hợp với tình hình tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương. Ngoài ra, việc quy định số lượng Phó trưởng Ban của HĐND cấp tỉnh, cấp huyện hoạt động chuyên trách đã làm tăng biên chế của chính quyền địa phương trong bối cảnh cả nước đang thực hiện các Nghị quyết của Trung ương về tinh giản biên chế.
Nhưng do có nhiều ý kiến khác nhau về nội dung này nên Chính phủ đưa ra hai phương án. Phương án thứ nhất là, giảm số lượng 2 Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện hiện nay xuống còn 1 Phó Chủ tịch HĐND ở tất cả các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, nhằm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, đồng thời bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ về cơ cấu tổ chức HĐND cấp tỉnh, cấp huyện trong phạm vi cả nước. Phương án thứ hai là,tại thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị hành chính cấp tỉnh loại I giữ nguyên 2 Phó Chủ tịch HĐND; các tỉnh loại II, loại III và tất cả đơn vị hành chính cấp huyện giảm chỉ còn 1 Phó Chủ tịch HĐND, đồng thời có tính đến đặc thù của các thành phố trực thuộc Trung ương và các tỉnh có quy mô dân số, diện tích lớn, có đặc thù về vị trí địa lý và trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn. Chính phủ đề xuất sẽ hoàn thiện dự án Luật theo phương án thứ nhất.
Có thể thấy, đề xuất giảm số lượng Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, huyện được Chính phủ đưa ra cũng nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 18-NQ/TW. Nhưng Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý, Nghị quyết 18-NQ/TW quy định, nghiên cứu, thực hiện giảm hợp lý số lượng đại biểu HĐND các cấp và giảm đại biểu HĐND công tác ở các cơ quan quản lý nhà nước; giảm số lượng Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động để thực hiện từ nhiệm kỳ 2021 - 2026. Hay nói cách khác, qua quá trình nghiên cứu nếu thấy chưa hợp lý, không giúp tăng chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh, huyện có thể báo cáo lại với cơ quan có thẩm quyền.
Trên thực tế, việc Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định tăng số lượng Phó Chủ tịch HĐND không làm tăng số lượng thành viên Thường trực HĐND. Bởi trước đó, chức danh Ủy viên Thường trực HĐND được địa phương phản ánh là “chơi vơi”, không rõ thẩm quyền, nên khi soạn thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 mới được nâng lên thành Phó Chủ tịch HĐND. Chỉ ra thực tế này, Chủ tịch QH đề nghị, Chính phủ cần tiến hành đánh giá tác động của quy định tăng số lượng Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, huyện, Phó trưởng Ban của HĐND. Đồng thời, cân nhắc sửa đổi về tổ chức chính quyền địa phương khi Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 mới được thực hiện 4 năm, và Đại hội Đảng các cấp sắp được tổ chức.
Tổ chức bộ máy ổn định mới yên tâm công tác
Trước đề xuất của Chính phủ, Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển cũng lưu ý, Hiến pháp năm 2013 được xây dựng trên chủ thuyết nâng cao vai trò, quyền hạn, nhiệm vụ của HĐND các cấp. Khi xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương, từ chỗ một Phó Chủ tịch HĐND, Ủy viên Thường trực HĐND đã được nâng lên thành một Chủ tịch HĐND, hai Phó Chủ tịch HĐND, để tăng sức mạnh cho HĐND. Việc giảm một Phó Chủ tịch HĐND trên thực tế không giúp giảm bao nhiêu về biên chế, trong khi lại ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND cấp tỉnh, huyện. Tổ chức bộ máy thường phải ổn định, vì có ổn định mới tạo sự yên tâm công tác cho cán bộ, Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển nói.
Sự thận trọng đối với đề xuất giảm số lượng Phó Chủ tịch HĐND, cũng như số lượng đại biểu HĐND, Phó trưởng Ban của HĐND của các Ủy viên UBTVQH không chỉ xuất phát từ việc lắng nghe ý kiến của HĐND các tỉnh, thành phố trên cả nước. Bởi theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ Phan Thanh Bình, ở đây không chỉ sửa một số điều của Luật Tô chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương mà sẽ là sửa cả mô hình quản lý Nhà nước ở địa phương. Do vậy, trước khi trình ra các đề xuất chính sách này phải giải trình rõ cơ chế và mô hình quản lý Nhà nước thời gian tới sẽ như thế nào. Và đi cùng với việc giảm số lượng chức danh lãnh đạo của HĐND thì phải trình rõ cơ chế để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động cho HĐND cấp tỉnh, huyện. “Sắp tới sẽ giảm cấp Sở để quyền lực tập trung về UBND tỉnh, mà nay giảm số đại biểu HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Phó trưởng Ban của HĐND, thì sẽ giám sát quyền lực này như thế nào? ” - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ đặt vấn đề.
Có thể thấy, HĐND và UBND là hai thể thống nhất của chính quyền địa phương. HĐND đã được Hiến định là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Do vậy, thay đổi về số lượng đại biểu HĐND, Thường trực HĐND cấp tỉnh, huyện phải dựa trên một nguyên lý vững chắc, đánh giá tác động kỹ càng.