Tuyên Quang tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân

Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, là công cụ pháp lý để công dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm, là biểu hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Khiếu nại, tố cáo là một kênh thông tin khách quan phản ánh việc thực thi quyền lực của bộ máy nhà nước, phản ánh tình hình thực hiện công vụ của cán bộ, công chức. Do đó, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo không những có vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước, mà còn thể hiện mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Vì vậy, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân là một vấn đề được các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đặc biệt quan tâm.

Thời gian qua, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC)của công dân đã đạt được những kết quả, góp phần vào việc ổn định an ninh, chính trị, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ngày 18/6/2006, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang ban hành Chỉ thị số: 02-CT/TU “về tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo”; ban hành các quyết định kèm theo Quy trình, Đề án... đổi mới công tác tiếp công dân. Hàng tháng, lãnh đạo Đoàn ĐBQH, HĐND tỉnh, UBND tỉnh; HĐND, UBND các cấp và lãnh đạo các cơ quan đơn vị đã trực tiếp cùng cán bộ tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân theo quy định. Sau các buổi tiếp công dân, đều có văn bản chỉ đạo, đôn đốc từng cơ quan, đơn vị giải quyết dứt điểm các đơn, thư thuộc thẩm quyền.

Công tác tiếp công dân: Trong 10 năm qua, toàn tỉnh đã tiếp 14.614 lượt công dân, có 53 đoàn đông người (từ 5 người trở lên), trong đó: Tiếp theo định kỳ và đột xuất của lãnh đạo 2.853 lượt người; các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị tiếp thường xuyên 11.761 lượt người.

Tiếp nhận, phân loại và giải quyết đơn, thư KNTC: Tổng số đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp ủy, Ủy ban kiểm tra các cấp là 479 đơn. Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan nhà nước, đoàn thể là 1.742 đơn. Đơn thuộc thẩm

ngay từ cơ sở nên công tác giải quyết có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ giải quyết các vụ việc KNTC hàng năm đạt trên 90%.

Những kết quả trên đã góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình an ninh, chính trị, phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh. Song bên cạnh đó, công tác giải quyết KNTC vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc giải quyết KNTC chưa chặt chẽ, đồng bộ, nhất là trong việc giải quyết những vụ việc khiếu kiện kéo dài; một số vụ việc giải quyết chưa triệt để, chưa đảm bảo quy định của pháp luật dẫn đến cấp trên phải hủy bỏ quyết định giải quyết của cấp dưới....

Để việc KNTC và giải quyết KNTC đúng pháp luật, góp phần phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, tỉnh Tuyên Quang đã đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới như sau:

Các cấp ủy đảng tiếp tục quán triệt, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của đại biểu ứng cử theo sự bố trí của Thường trực HĐND cùng cấp. Trường hợp đại biểu HĐND chuyển sinh hoạt đến địa phương khác trong cùng đơn vị hành chính cấp đại biểu được bầu thì thực hiện việc tiếp công dân ở nơi chuyển đến.

Đại biểu HĐND cấp xã thực hiện việc tiếp công dân tại Trụ sở UBND cấp xã. Đại biểu HĐND cấp tỉnh, đại biểu HĐND cấp huyện thực hiện việc tiếp công dân theo sự bố trí của Thường trực HĐND cùng cấp; đại biểu HĐND cấp xã tiếp công dân theo sự bố trí của Chủ tịch HĐND cấp xã. Đại biểu HĐND các cấp thực hiện việc tiếp công dân theo lịch tiếp công dân đã được công bố. Trường hợp không thể thực hiện được việc tiếp công dân theo lịch tiếp công dân đã được công bố do có lý do chính đáng thì đại biểu HĐND có trách nhiệm thông báo đến Thường trực HĐND cấp tỉnh, Thường trực HĐND cấp huyện hoặc Chủ HĐND cấp xã để điều chỉnh lịch; đồng thời dự kiến thời gian cụ thể thực hiện việc tiếp công dân./.

Hà Anh

Tin cùng chuyên mục