Đồng chí Ma Thị Thúy, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Đoàn giám sát chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp có đồng chí Nguyễn Thế Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện Ủy ban MTTQ tỉnh, ĐBQH tỉnh, thành viên đoàn giám sát, một số sở, ngành liên quan.
Đồng chí Ma Thị Thúy, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì cuộc họp. |
Qua giám sát cho thấy, các chính sách, pháp luật về thực hiện chương trình đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các công trình hạ tầng được đầu tư xây dựng, nhất là hệ thống giao thông nông thôn, công trình thuỷ lợi nhỏ, đường điện, trường học, trạm y tế, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân giao thương, trao đổi hàng hóa, thúc đẩy phát triển sản xuất. Người dân được tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, hỗ trợ vay vốn sản xuất...
Tuy nhiên, chất lượng giảm nghèo chưa thật sự bền vững. Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm chậm; tỷ lệ hộ nghèo là dân tộc thiểu số còn cao, đặc biệt, hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo ở các xã 135 còn chiếm tỷ lệ cao so với tổng số hộ nghèo. Nguồn lực đầu tư cho giảm nghèo còn hạn chế...
Các đại biểu thống nhất đề nghị Quốc hội tiếp tục xem xét tăng nguồn lực đầu tư cho Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững và các chương trình hướng tới mục tiêu giảm nghèo; đề nghị Chính phủ tích hợp Chương trình giảm nghèo bền vững vào Chương trình xây dựng nông thôn mới; bỏ các chính sách cho không như tiền điện hỗ trợ hộ nghèo, chỉ duy trì các chính sách hỗ trợ cho không thuộc lĩnh vực về y tế, giáo dục; bổ sung một số chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các hộ mới thoát nghèo có điều kiện; tích hợp một số chính sách đã và đang thực hiện thành Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.