Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận tại tổ vào nhiều dự án luật trình kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV

Tiếp tục kỳ họp bất thường lần thứ nhất Quốc hội khóa XV, ngày 06-01, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận tại Tổ 59 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự;cho ý kiến vào chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 và dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ.
Video không hợp lệ

Quang cảnh phiên thảo luận tổ. Ảnh: Ngọc Hưng

Trong phiên họp buổi sáng về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự, các đại biểu cơ bản nhất trí, đồng tình với sự cần thiết phảiban hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 8 dự luật, nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách và quy trình, thủ tục để thúc đẩy đầu tư, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, nhất là trong điều kiện vừa phòng, chống dịch covid-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cụ thể hóa chủ trương đã được đề ra tại các văn kiện của Đảng và nghị quyết của Quốc hội. Đồng thời, để đáp ứng yêu cầu phát sinh từ thực tiễn liên quan tới hoạt động đầu tư, kinh doanh, quản trị doanh nghiệp; thi hành án dân sự; thực hiện chính sách xã hội hóa đầu tư vào hệ thống truyền tải điện quốc gia.

Góp ý về sửa đổi, bổ sung Luật Thi hành án dân sự, đại biểu Quốc hội tham gia ý kiến về những vấn đề phát sinh khi Luật Thi hành án dân sự được ban hành, việc thống kê kết quả thi hành án đối với phần tài sản được ủy thác; cơ quan thi hành án dân sự ủy thác hay nhận ủy thác sẽ thống kê, cần sửa đổi các quy định về thống kê thi hành án hiện hành; vấn đề thu phí Thi hành án dân sự đối với khoản ủy thác thi hành án theo cơ chế ủy thác xử lý tài sản để thi hành án theo quy định hiện hành, người được thi hành án sẽ nộp phí thi hành án cho cơ quan Thi hành án Dân sự ra Quyết định thi hành án, như vậy cơ quan Thi hành án Dân sự nhận người ủy thác xử lý tài sản sẽ không được thu phí, sẽ dẫn đến hạn chế động lực trong việc thực hiện, do vậy cần tính toán bổ sung các quy định về thu phí thi hành án.

Đối với Luật Đầu tư: Đại biểu đề nghị đối với các dự án đầu tư di tích quốc gia thì phân cấp cho tỉnh; đối với các di tích quốc gia đặc biệt thì giao cho tỉnh phê duyệt chủ chương dự án và có sự thỏa thuận của Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch để đảm bảo chặt chẽ trong quá trình thực hiện; đồng thời tham gia ý kiến về hình thức sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại.

Đối với Luật Đấu thầu, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đề nghị bổ sung quy định tại Điều 34a về việc thực hiện trước các hoạt động phải tuân thủ các quy định khác có liên quan của Luật Đấu thầu.

Đối với Luật Đầu tư công, đại biểu cho rằng nên chuyển thẩm quyền cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với dự án nhóm A của địa phương sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài tương tự như các dự án nhóm B, C, để các địa phương chủ động hơn trong triển khai thực hiện các dự án; đề nghị nêu luôn là sửa đổi khoản 1 điều 23 Luật nhà ở chứ không cần thiết dẫn chiếu đến Luật đầu tư công…


Đại biểu Quốc hội phát biểu tham gia ý kiến.

* Chiều cùng ngày, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tham gia đóng góp nhiều ý kiến vào chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 và dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ. Các đại biểu cho rằng, mục tiêu đầu tư của Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 là rất cần thiết, nhằm hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông có năng lực lớn, an toàn giao thông, tốc độ cao. Kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị, các khu kinh tế, khu công nghiệp trọng yếu, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng. Từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ với các công trình hiện đại, tạo sức lan tỏa cao để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội…Đề nghị Chính phủ quan tâm quyết liệt trong giải phóng mặt bằng để đảm bảo tiến độ đã đề ra trong giai đoạn 2021- 2025.

Cho ý kiến vào dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ. Các đại biểu cơ bản tán thành một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ, đây là đô thị loại I trực thuộc Trung ương có vị trí trung tâm Vùng đồng bằng sông Cửu Long mang những đặc trưng cơ bản của một trung tâm đa chức năng, có sức lan tỏa về kinh tế, văn hóa, xã hội và là cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mekong, đóng vai trò kết nối nước ta với các nước thuộc Tiểu vùng sông Mekong mở rộng./.    

Tin: Phòng Công tác Quốc hội
Video: tuyenquangtv.vn

Tin cùng chuyên mục