Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín HĐND tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026

(TRỰC TIẾP): Sáng 8-10, tại Trung tâm Thông tin - Hội nghị tỉnh, HĐND tỉnh khóa XIX tổ chức khai mạc Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín. Các đồng chí: Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Phạm Thị Minh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Lê Thị Thanh Trà, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh điều hành kỳ họp.
Video không hợp lệ


Toàn cảnh phiên họp.

Dự kỳ họp có đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh; Thường trực HĐND tỉnh; lãnh đạo UBND, Ủy ban MTTQ, Đoàn ĐBQH tỉnh; lãnh đạo các ban Đảng Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành, huyện, thành phố.


Các đồng chí Thường trực HĐND tỉnh điều hành kỳ họp.

8h00: Đồng chí Lê Thị Thanh Trà, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh trình bày dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp chuyên đề lần thứ chín Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIX.


Đồng chí Lê Thị Thanh Trà, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND thông qua chương trình kỳ họp.

Tại kỳ họp này, Hội đồng nhân dân tỉnh sẽ nghe, xem xét và thông qua 11  dự thảo nghị quyết: 100% đại biểu biểu quyết nhất trí chương trình kỳ họp chuyên đề.

8h05: Đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trình bày dự thảo Nghị quyết Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026 - 2030, tỉnh Tuyên Quang.


Đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trình bày dự thảo nghị quyết.

Theo đó, tổng số kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026 - 2030: 36.512,5 tỷ đồng (không bao gồm các chương trình mục tiêu quốc gia). Trong đó: Vốn ngân sách địa phương: 12.596,979 tỷ đồng; vốn ngân sách Trung ương: 23.915,521 tỷ đồng.

8h14: Đồng chí Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh trình Báo cáo thẩm định dự thảo Nghị quyết Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026 - 2030, tỉnh Tuyên Quang.


Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn và các đại biểu dự kỳ họp.

Qua thẩm tra cho thấy, Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026 - 2030, tỉnh Tuyên Quang dự kiến tập trung nguồn lực bố trí cho các dự án trọng tâm, trọng điểm để triển khai những nhiệm vụ lớn, hoàn thiện cơ sở hạ tầng đồng bộ, ưu tiên bố trí vốn cho các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án đường cao tốc,... đảm bảo nguyên tắc, thứ tự ưu tiên bố trí, sử dụng vốn ngân sách nhà nước như: Phân bổ vốn để thanh toán nợ xây dựng cơ bản, vốn để thực hiện các dự án chuyển tiếp,… Ban Kinh tế - Ngân sách nhất trí với dự thảo nghị quyết.


100% đại biểu biểu quyết nhất trí thông qua dự thảo nghị quyết. Ảnh Đức Mạnh.

8h22: Đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trình bày dự thảo Nghị quyết Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025 và Kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách địa phương năm 2024, tỉnh Tuyên Quang.


Các đại biểu dự kỳ họp.

Theo dự thảo nghị quyết, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 sẽ điều chỉnh giảm kế hoạch vốn từ Nguồn tăng thu ngân sách, tiết kiệm chi thường xuyên chuyển sang chi đầu tư chưa phân bổ: 37.879,07 triệu đồng; điều chỉnh tăng kế hoạch phân bổ vốn từ Nguồn tăng thu ngân sách, tiết kiệm chi thường xuyên chuyển sang chi đầu tư: 37.879,07 triệu đồng cho 02 dự án và Vốn ủy thác qua Chi nhánh Ngân hành Chính sách xã hội tỉnh; Điều chỉnh tăng vốn kế hoạch đầu tư công từ Nguồn thu huy động, đóng góp: 2.109,676 triệu đồng. 

Đối với Kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách địa phương năm 2024, bổ sung tăng kế hoạch vốn từ Nguồn tăng thu ngân sách, tiết kiệm chi thường xuyên chuyển sang chi đầu tư 8 tỷ đồng. Điều chỉnh giảm 6 tỷ đồng từ Nguồn tăng thu ngân sách, tiết kiệm chi thường xuyên chuyển sang chi đầu tư đã phân bổ của 02 dự án; điều chỉnh tăng 14 tỷ đồng từ Nguồn tăng thu ngân sách, tiết kiệm chi thường xuyên chuyển sang chi đầu tư cho 3 dự án và Vốn ủy thác qua Chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.


Đồng chí Ngụy Thu Thủy, Phó Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh trình Báo cáo thẩm tra dự thảo nghị quyết.

8h28: Đồng chí Ngụy Thu Thủy, Phó Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh trình Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách địa phương năm 2024, tỉnh Tuyên Quang.

100% đại biểu biểu quyết nhất trí thông qua dự thảo nghị quyết.

8h38: Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Mạnh Tuấn trình bày tờ trình dự thảo Nghị quyết Cho ý kiến bổ sung danh mục dự án vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương (vốn nước ngoài) giai đoạn 2021-2025, tỉnh Tuyên Quang. Theo nghị quyết, Bổ sung danh mục dự án Tăng cường hiệu quả đầu tư và duy trì phát triển, đảm bảo bền vững dự án Chương trình phát triển khu vực nông thôn tỉnh Tuyên Quang vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương (vốn nước ngoài) giai đoạn 2021-2025, tỉnh Tuyên Quang.

8h40: Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh nhất trí với dự thảo nghị quyết. Đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh nhất trí thông qua kế hoạch để làm cơ sở báo cáo Bộ, ngành Trung ương và Chính phủ bố trí vốn ngân sách nhà nước cho tỉnh.


Đại biểu HĐND tỉnh biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.

Làm rõ thêm sự cần thiết của dự thảo nghị quyết, đồng chí Vân Đình Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, vốn sau khi điều chỉnh hết sức cần thiết, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có quyết định về việc giao vốn. Khi nghị quyết được thông qua sẽ là cơ sở để giao vốn cho tỉnh tổ chức thực hiện ngay.


50/51 đại biểu biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết, đạt tỷ lệ 98,04%. Ảnh Đức Mạnh.

8h48: Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thế Giang trình bày dự thảo Nghị quyết Điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới chưa giải ngân hết trong năm 2023 đã chuyển nguồn sang năm 2024 (đợt 2) và dự toán năm 2024 (đợt 1).


Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thế Giang trình bày dự thảo Nghị quyết tại kỳ họp.

Tờ trình nêu rõ: Điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới chưa giải ngân hết trong năm 2023 đã chuyển nguồn sang năm 2024 (đợt 2) đối với các nhiệm vụ chi không còn đối tượng hỗ trợ, không đủ điều kiện giải ngân trong năm 2024 số tiền 1.782.523.000 đồng. Điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 đối với các nhiệm vụ chi không còn khả năng chi trong năm 2024 số tiền 811.000.000 đồng.

Báo cáo thẩm tra, Ban Kinh tế - Ngân sách cho rằng: Việc Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới chưa giải ngân hết trong năm 2023 đã chuyển nguồn sang năm 2024 (đợt 2) và dự toán năm 2024 (đợt 1) là cần thiết và đúng thẩm quyền. Ban Kinh tế - Ngân sách  nhất trí với dự thảo nghị quyết, đề nghị Ủy ban nhân tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, dự án đảm bảo đúng quy định của pháp luật, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, thủ tục giải ngân trong năm 2024.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thế Giang cho biết thêm, việc điều chỉnh vốn đảm bảo đúng các nguyên tắc điều chỉnh, không làm thay đổi tổng nguồn vốn sự nghiệp năm 2024; không làm thay đổi định mức, tiêu chí của chương trình xây dựng nông thôn mới. Đồng thời đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn hiệu quả, góp phần thực hiện các tiêu chí trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

100% đại biểu biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết.

9h02: Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Việt Phương trình bày dự thảo Nghị quyết Điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững chưa giải ngân hết trong năm 2023 đã chuyển nguồn sang năm 2024 (đợt 2) và dự toán năm 2024 (đợt 1).


Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Việt Phương trình bày dự thảo Nghị quyết tại kỳ họp.

Theo đó, điều chỉnh giảm vốn sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững chưa giải ngân hết trong năm 2023 đã chuyển nguồn sang năm 2024 (đợt 2) số tiền: 343.511.348 đồng. Đồng thời phân bổ dự toán từ nguồn kinh phí sự nghiệp điều chỉnh giảm để điều chỉnh tăng tương ứng với số tiền 343.511.348 đồng để thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024. Điều chỉnh giảm dự toán vốn sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 (đợt 1) số tiền 13.697.500.000 đồng. Đồng thời phân bổ dự toán từ nguồn kinh phí sự nghiệp điều chỉnh giảm để điều chỉnh tăng tương ứng với số tiền 13.679.500.000 đồng để thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024.


Các đại biểu dự kỳ họp.

Báo cáo thẩm tra, Ban Dân tộc HĐND tỉnh khẳng định: Nội dung điều chỉnh tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18 tháng 01 năm 2024 của Quốc hội và bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể của Chương trình và phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.

100% đại biểu nhất trí thông qua dự thảo nghị quyết.

9h13: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Việt Phương trình bày dự thảo Nghị quyết Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 26/2022/NQ-HĐND ngày 10/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Thẩm tra dự thảo nghị quyết, Ban Văn hoá - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh nhất trí với nội dung dự thảo nghị quyết. Việc sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 26/2022/NQ-HĐND ngày 10/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp phép lao động cho người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang thành “Sở Lao động - Thương binh và Xã hội". Thu lệ phí cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh là phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 70/2023/NĐ-CP ngày 18/9/2023 của Chính phủ. 

Dự thảo nghị quyết được xây dựng đúng theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật hiện hành. Thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản phù hợp với quy định tại Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

98,04% đại biểu nhất trí thông qua dự thảo Nghị quyết.


Đại biểu HĐND tỉnh biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.

9h22: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thế Giang trình bày dự thảo Nghị quyết Điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chưa giải ngân hết trong năm 2023 đã chuyển nguồn sang năm 2024 (đợt 2) và dự toán năm 2024 (đợt 1).                             

Theo đó, điều chỉnh giảm vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chưa giải ngân hết trong năm 2023 đã chuyển nguồn sang năm 2024 (đợt 2) số tiền: 10.817.892.540 đồng. Đồng thời phân bổ dự toán từ nguồn kinh phí sự nghiệp điều chỉnh giảm để điều chỉnh tăng tương ứng với số tiền 10.817.892.540 đồng để thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024. Điều chỉnh giảm dự toán vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được giao năm 2024 (đợt 1) số tiền 11.214.400.000 đồng. Cùng với đó phân bổ dự toán từ nguồn kinh phí sự nghiệp điều chỉnh giảm để điều chỉnh tăng tương ứng với số tiền 11.214.400.000 đồng để thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024.

Báo cáo thẩm tra, Ban Dân tộc HĐND tỉnh nêu rõ: Nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt; việc Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp thực hiện một số dự án, tiểu dự án không còn đối tượng hỗ trợ, không đủ điều kiện để giải ngân kinh phí theo quy định hoặc có tỷ lệ giải ngân thấp để bổ sung dự toán thực hiện cho các dự án, tiểu dự khác trong cùng Chương trình mục tiêu quốc là cần thiết và đúng thẩm quyền.


100% đại biểu nhất trí thông qua dự thảo Nghị quyết. Ảnh Đức Mạnh.

10h00: Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Việt Phương trình bày tờ trình dự thảo Nghị quyết Quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho một số đối tượng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.


Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Việt Phương trình bày tờ trình dự thảo Nghị quyết tại kỳ họp.

Theo đó, hỗ trợ thêm 30% mức đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng là người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo chuẩn hộ cận nghèo giai đoạn 2022-2025 quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản khác của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế chuẩn hộ cận nghèo áp dụng cho từng giai đoạn. Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại địa bàn các xã khu vực II, khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020 mà các xã này không còn trong danh sách các xã khu vực II, khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại địa bàn các xã khu vực II, khu vực III giai đoạn 2021-2025 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ mà các xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Thời gian thực hiện hỗ trợ: Từ ngày 01/01/2025 đến ngày 31/10/2026.


Đồng chí Phạm Trọng Thuật, Phó Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh trình bày báo cáo thẩm tra.

Báo cáo thẩm tra, Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh nhấn mạnh, việc bổ sung đối tượng áp dụng “Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại địa bàn các xã khu vực II, khu vực III giai đoạn 2021 - 2025 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ mà các xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới”; về thời gian hỗ trợ; rà soát, chỉnh sửa câu từ, một số nội dung trong dự thảo nghị quyết đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định.

Đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo kịp thời thông tin, tuyên truyền sâu rộng nội dung Nghị quyết đến các cấp, các ngành và toàn thể Nhân dân; hướng dẫn, triển khai thực hiện Nghị quyết đảm bảo đúng đối tượng; tạo điều kiện để tất cả người dân thuộc đối tượng đều được thụ hưởng chính sách theo quy định.


Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh dự kỳ họp.

Thảo luận về dự thảo Nghị quyết, đại biểu Nguyễn Vũ Linh, Tổ đại biểu huyện Hàm Yên đề nghị cơ quan trình dự thảo Nghị quyết nêu rõ căn cứ đề xuất đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ.


Đại biểu Nguyễn Vũ Linh, tổ đại biểu Hàm Yên phát biểu tham gia vào dự thảo Nghị quyết.

Đồng chí Vũ Thị Giang, Phó Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh trả lời ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh, nêu rõ: Ngày 19 tháng 10 năm 2023 Chính phủ ban hành Nghị định số 75/2023/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 75/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ khả năng ngân sách của địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác trình Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định. Quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế 30% cho một số đối tượng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang là cần thiết, đúng thẩm quyền.


Đồng chí Phó Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Vũ Thị Giang trình phát biểu tại kỳ họp.

98,04% đại biểu HĐND tỉnh nhất trí thông qua dự thảo Nghị quyết.

10h18: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Mạnh Tuấn trình 2 dự thảo nghị quyết: Điều chỉnh tên dự án; diện tích, loại đất trong danh mục dự án thực hiện thu hồi đất năm 2023 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang và Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện các dự án năm 2024 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Thẩm tra dự thảo nghị quyết, Ban Pháp chế nhất trí với 2 dự thảo Nghị quyết, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện đúng quy định của pháp luật; kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện phương án sử dụng tầng đất mặt và thực hiện nghĩa vụ tài chính trong việc bảo vệ, phát triển đất trồng lúa và các quy định của pháp luật có liên quan.

100% đại biểu HĐND tỉnh nhất trí thông qua dự thảo Nghị quyết.

10h30: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thế Giang trình bày tờ trình dự thảo Nghị quyết Quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện 2 dự án trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Theo đó, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng 1,84 ha rừng trồng sản xuất sang mục đích khác để thực hiện 2 dự án: Cầu qua suối Lũng Giềng đi thôn Khuổi Trang, Khuổi Củng, xã Xuân Lập, huyện Lâm Bình; Khu dân cư thôn Quảng Tân, xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên.

Thẩm tra dự thảo nghị quyết, Ban Pháp chế HĐND tỉnh nêu rõ: Hồ sơ đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng đối với 02 dự án trên được thực hiện theo đúng quy định tại khoản 3, Điều 41 Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2018 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 21 Điều 1 Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.


Phó Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Lý Ngọc Thanh trình báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết.

Diện tích rừng đề nghị chuyển mục đích sử dụng phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050; quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030 huyện Lâm Bình, huyện Hàm Yên ; đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư. Quá trình thẩm định, cơ quan có thẩm quyền đã lấy ý kiến của các sở, ngành và địa phương có liên quan, khảo sát thực tế và có văn bản thẩm định theo quy định.


Đại biểu HĐND tỉnh tham dự kỳ họp.

Thảo luận dự thảo nghị quyết, đại biểu Mai Quang Thắng, Tổ đại biểu huyện Hàm Yên đề nghị làm rõ: Hiện trạng rừng mà các Chủ đầu tư dự án đề nghị chuyển đổi sang mục đích khác để thực hiện dự án hiện nay như thế nào? Trình tự thủ tục, hồ sơ thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng của 2 dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đã đầy đủ và đảm bảo theo đúng quy định chưa? 2 dự án có diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng: Chủ dự án sẽ thực hiện phương án trồng rừng thay thế bằng diện tích rừng đã chuyển mục đích sử dụng hay thực hiện nghĩa vụ nộp tiền trồng rừng thay thế?.


Đại biểu Mai Quang Thắng, Tổ đại biểu huyện Hàm Yên phát biểu tại kỳ họp.

Trả lời làm rõ nội dung đại biểu quan tâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Đại Thành cho biết, hiện trạng rừng  ở 2 dự án này đều là rừng trồng, rừng sản xuất, ngành Nông nghiệp đã đi khảo sát cụ thể. Chủ dự án cũng đã thực hiện cam kết với các địa phương lựa chọn phương thức nộp tiền để trồng rừng thay thế.


Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Đại Thành trả lời về nội dung mà đại biểu quan tâm.

100% đại biểu nhất trí thông qua dự thảo Nghị quyết.

10h42: Bế mạc kỳ họp

Phát biểu bế mạc kỳ họp, đồng chí Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: Kỳ họp chuyên đề lần thứ 9 được tổ chức vào thời điểm chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến kỳ họp thường lệ. Tuy nhiên, để đảm bảo công tác chỉ đạo, điều hành của tỉnh, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng- an ninh của tỉnh; cũng như kịp thời triển khai cụ thể hoá các chính sách của Trung ương thực hiện trên địa bàn, Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức kỳ họp chuyên đề với 11 nội dung, để giải quyết kịp thời các công việc thường xuyên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.


Đồng chí Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu bế mạc tại kỳ họp.

Đối với các nghị quyết về Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026 - 2030, đồng chí nhấn mạnh đây là bước Hội đồng nhân dân tỉnh cho ý kiến để Uỷ ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Chính phủ.

Về 3 nghị quyết điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp thực hiện 3 Chương trình Mục tiêu quốc gia chưa giải ngân hết trong năm 2023 đã chuyển nguồn sang năm 2024 (đợt 2) và dự toán năm 2024 (đợt 1), đồng chí đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện các nghị quyết bảo đảm đúng quy định của pháp luật hiện hành; việc thực hiện điều chỉnh, phân bổ phải đảm bảo tính chính xác, chặt chẽ về nội dung, danh mục dự án và mức vốn bố trí kinh phí cho từng dự án, bảo đảm giải ngân nguồn vốn của các Chương trình, nhất là vốn chưa giải ngân hết trong năm 2022, 2023 đã chuyển nguồn sang năm 2024.

Đồng chí cũng đề nghị các cấp, các ngành kịp thời thông tin, tuyên truyền sâu rộng nội dung Nghị quyết Quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho một số đối tượng trên địa bàn tỉnh đến Nhân dân; hướng dẫn, triển khai thực hiện Nghị quyết đảm bảo đúng quy định, đúng đối tượng, công khai, minh bạch.


Đại biểu tham dự kỳ họp.

Đối với các nghị quyết về Chuyển mục đích sử dụng đất, đây là các nội dung được điều chỉnh theo Luật Đất đai năm 2024. Đồng chí đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện nghị quyết được ban hành tại kỳ họp này bảo đảm đúng thẩm quyền theo quy định pháp luật; thực hiện đúng diện tích theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Đồng chí lưu ý, các cấp, các ngành cần tiếp tục lãnh đạo chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão số 3 để người dân, doanh nghiệp sớm ổn định đời sống khôi phục sản xuất kinh doanh; khẩn trương triển khai việc rà soát xây dựng phương án bố trí đất tái định cư cho các hộ dân bị mất nhà, sinh sống tại khu vực thiên tai nguy hiểm; hỗ trợ các hộ sửa chữa xây dựng nhà ở; hỗ trợ cây trồng, vật nuôi và vật tư cần thiết để tái sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản, bảo đảm ổn định đời sống của nhân dân sớm nhất.

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khẳng định: Mặc dù quý III tỉnh ta gặp nhiều khó khăn nhưng chúng ta vẫn có tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 9%, đứng thứ 5/14 tỉnh trung du miền núi phía bắc; thu ngân sách đạt 79% kế hoạch năm. Đây là những điều kiện, tiền đề quan trọng để chúng ta tự tin tiếp tục cố gắng, nỗ lực thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của cả năm 2024. Thời gian từ nay đến cuối năm không còn nhiều, khối lượng công việc rất lớn, nhiều việc phát sinh, đặc biệt là một số nhiệm vụ cấp bách, nặng nề là giải ngân vốn đầu tư công… đòi hỏi các cấp, các ngành, địa phương phải tập trung cao độ với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt, phấn đấu hoàn thành, hoàn thành vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2024.

Tin: Theo Báo Tuyên Quang
Video: tuyenquangtv.vn

Tin cùng chuyên mục