Dự hội nghị tại điểm cầu Tuyên Quang có các đồng chí: Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành Tài chính trên địa bàn tỉnh.
Năm 2021, trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng ngành Tài chính đã hoàn thành xuất sắc, toàn diện các nhiệm vụ được giao. Kết quả thu ngân sách cả nước đạt 1.563,3 nghìn tỷ đồng, vượt 16,4% so với dự toán, tăng 3,7% so với năm 2020. Tổng chi ngân sách ước đạt 1.879 nghìn tỷ đồng, bằng 111,4% dự toán; ưu tiên bố trí kinh phí cho công tác phòng, chống dịch Covid-19. Năm 2022, dự toán thu ngân sách được giao là 1.411,7 nghìn tỷ đồng, trong đó dự toán thu nội địa chiếm 83,35%. Dự toán chi là 1.784,6 nghìn tỷ đồng. Kiểm soát bội chi trong phạm vi 4% GDP.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dự hội nghị tại điểm cầu Tuyên Quang. Ảnh: Thanh Phúc |
Tại Tuyên Quang, tỉnh đã thực hiện thành công “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội. Mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn được duy trì. Năm 2022, ngành Tài chính tỉnh tiếp tục quản lý, điều hành ngân sách theo hướng chặt chẽ, tiết kiệm, đúng quy định; tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách địa phương một cách tích cực, toàn diện và bền vững, giữa chi đầu tư và chi thường xuyên, giữa các ngành, lĩnh vực; chủ động phối hợp với các cấp, ngành trong việc tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách địa phương; tổ chức thực hiện điều hành chi ngân sách bảo đảm kịp thời, linh hoạt để phù hợp với các tình huống, kịp thời xử lý khó khăn trong mua sắm, nhất là mua vật tư thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19…
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương những kết quả ngành Tài chính đạt được trong năm 2021. Năm 2022, ngành Tài chính cần tiếp tục đổi mới tư duy, chiến lược theo hướng tài chính vì lợi thế tổng thể của nền kinh tế, vì sự phát triển bền vững của đất nước, vì lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân. Ngành cần phối hợp hiệu quả với các cấp, các ngành, cá địa phương thực hiện ngày càng tốt hơn sứ mệnh đặc biệt quan trọng của mình, đó là đảm bảo huyết mạch của nền kinh tế thông suốt, an toàn và tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Ngành Tài chính điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, thận trọng, bám sát diễn biễn của dịch Covid-19; tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách tài chính – ngân sách Nhà nước góp phần kiểm soát lạm phát. Đồng thời, mạnh cải cách hành chính; hiện tốt các giải pháp cung - cầu, ổn định thị trường...