Chủ tọa Hội thảo có các đồng chí: Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viên Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và các đồng chí là Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.
Hội thảo có sự tham dự của các nhà khoa học, chuyên gia đến từ các cơ quan nghiên cứu, học viện, trường đại học và các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp. Hội thảo được tổ chức trực tuyến tại 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Đồng chí Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì Hội thảo tại điểm cầu Tuyên Quang.
Dự hội thảo tại điểm cầu Tuyên Quang có đồng chí Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh; đại diện một số sở, ban, ngành của tỉnh và một số văn nghệ sỹ, nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân dân gian trên địa bàn tỉnh.
Năm 1943 Đề cương về văn hóa Việt Nam do đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo đã đi vào lịch sử như một bản Cương lĩnh đầu tiên của Đảng về văn hóa. Với Đề cương về văn hóa Việt Nam, lần đầu tiên Đảng ta đã trình bày rõ ràng những quan điểm cơ bản của mình về văn hóa. Đó là vị trí của văn hóa trong tiến trình cách mạng giải phóng dân tộc; sự tất yếu phải thực hiện cách mạng tư tưởng văn hóa sau khi cách mạng chính trị thành công và định hướng xây dựng một nền văn hóa mới Việt Nam.
Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh dự hội thảo.
Cụ thể, văn hóa “bao gồm cả tư tưởng, học thuật và nghệ thuật”, thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội, nền tảng kinh tế của một xã hội quyết định toàn bộ văn hóa của xã hội ấy. Đảng đã xác định văn hóa là một mặt trận đấu tranh cách mạng quan trọng, không thể thiếu trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với văn hóa và cách mạng văn hóa.
Đề cương về văn hóa Việt Nam không chỉ có giá trị về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa lớn lao trong việc chỉ đạo hoạt động văn hóa - xã hội ở nước ta. Việc vận dụng và phát huy tinh thần, luận điểm, nguyên tắc về phát triển văn hóa được đặt ra trong Đề cương với ý nghĩa như một cương lĩnh về văn hóa của Đảng đã thực sự mang lại nhiều chuyển dịch và kết quả quan trọng trong sự nghiệp phát triển văn hóa và con người Việt Nam trong suốt 8 thập niên qua.
Lãnh đạo HĐND tỉnh, một số sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị của tỉnh tham dự hội thảo.
Hội thảo tập trung vào 2 nội dung chính: Giá trị lý luận và thực tiễn của Đề cương về văn hóa Việt Nam và văn hóa, con người Việt Nam - nền tảng tinh thần, động lực phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Có 7 tham luận được trình bày tại hội thảo tập trung các vấn đề: Sự khai phá mở đường cho quá trình xây dựng lý luận văn hóa ở Việt Nam; phát huy giá trị của Đề cương văn hóa Việt Nam trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ; vai trò và xu hướng chuyển đổi số trong phát triển văn hóa- con người Việt Nam…
Cuộc tọa đàm bàn tròn được diễn ra với các vị khách mời là lãnh đạo, quản lý ngành văn hóa, nhà khoa học, chuyên gia đến từ các cơ quan nghiên cứu, học viện…Các khách mời đã đưa ra các ý kiến làm rõ hơn giá trị to lớn Đề cương về văn hóa Việt Nam; bối cảnh ra đời và vai trò nhà lãnh đạo Trường Chinh trong xây dựng Đề về cương văn hóa Việt Nam; tiếp tục hoàn thiện thể chế, pháp luật và chính sách tạo môi trường cho các hoạt động văn hoá và huy động nguồn lực cho phát triển văn hoá, con người; thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hoá và thị trường văn hoá phát triển. Đây là yêu cầu cấp thiết đặt ra trong bối cảnh phát triển mới của đất nước…
Các nghệ sỹ, nghệ nhân tham dự hội thảo.
Kết luận hội thảo, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định, đây là một trong hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam; là diễn đàn học thuật quan trọng khẳng định ý nghĩa khoa học, tầm vóc lịch sử và những giá trị trường tồn của bản Đề cương về văn hóa Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Đề cương thể hiện được nhận thức đúng đắn: Sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hóa vừa là một tất yếu chính trị, vừa là một tất yếu khách quan. Cách mạng muốn xây dựng thành công nền văn hoá mới dứt khoát phải do Đảng tiền phong lãnh đạo.
Hội thảo đã đưa ra nhiều ý kiến, giải pháp vận dụng các quan điểm, đường lối của Đề cương đưa ra chính sách về phát triển văn hóa hiện nay. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới…