Các đại biểu dự kỳ họp.
Dự họp có các đồng chí: Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; đại biểu ban Đảng Trung ương; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh; các đại biểu Quốc hội tỉnh, lãnh đạo Ủy ban MTTQ, các sở, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; lãnh đạo các huyện, thành phố, các xã phường, thị trấn.
8h00: Đồng chí Hà Quang Giai, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh trình Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề của Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh về tiến độ thực hiện kiên cố hóa kênh mương trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết số 09/2020/NQ-HĐND ngày 15 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh Hà Quang Giai trình bày báo cáo tại kỳ họp.
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 09/2020/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo kiên cố hóa kênh mương cấp tỉnh, ban hành 12 văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện, giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tập trung phổ biến, quán triệt nội dung Nghị quyết.
Sau gần 03 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 09/2020/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh (từ tháng 01/2021 đến tháng 28/10/2023), toàn tỉnh đã hoàn thành đưa vào sử dụng 201,044 km/263,615 km kênh mương, đạt 76,3% kế hoạch đăng ký theo nhu cầu thực tế các huyện, thành phố giai đoạn 2021-2025.
Các đại biểu HĐND tại kỳ họp.
Qua giám sát cho thấy việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 09/2020/NQ-HĐND ngày 15/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh còn những hạn chế: Việc ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện nghị quyết số 09/2020/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh còn chậm. Một số thành viên Ban Chỉ đạo kiên cố hóa kênh mương cấp huyện chưa thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Ban Chỉ đạo kiên cố hóa kênh mương một số xã chưa ban hành văn bản chỉ đạo, triển khai, chưa phân công nhiệm vụ cho thành viên Ban Chỉ đạo kiên cố hóa kênh mương của xã. Việc lập và phê duyệt hồ sơ mời thầu năm 2023 muộn dẫn đến việc cung cấp cấu kiện chậm. Hầu hết các tuyến mương được giám sát trực tiếp chưa đảm bảo kỹ thuật theo hướng dẫn thi công…
Đoàn giám sát cũng đã chỉ rõ nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. Trên cơ sở kết quả giám sát Đoàn giám sát đã kiến nghị, đề xuất một số nội dung: Đề nghị UBND tỉnh bố trí đủ kinh phí thực hiện kiên cố hóa kênh mương giai đoạn 2021-2023 với số kinh phí chưa bố trí 43.556,487 triệu đồng. Đồng thời, chỉ đạo Thanh tra tỉnh thanh tra toàn diện kết quả triển khai thực hiện kiên cố hóa kênh mương theo Nghị quyết số 09/2020/NQ-HĐND ngày 15/10/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Các đại biểu HĐND tại kỳ họp.
Đề nghị Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn: Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn, kịp thời chấn chỉnh đảm bảo chất lượng các công trình kênh mương kiên cố hoá theo đúng thiết kế mẫu đã ban hành…
Đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thanh Trà trình Kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri trước và sau kỳ họp thứ sáu Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIX.
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thanh Trà trình bày Kết quả giám sát.
8h45: Thảo luận
Gợi ý thảo luận, đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung nhấn mạnh, năm 2023 mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh đã nỗ lực thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng – an ninh trên địa bàn. Bức tranh kinh tế của tỉnh có nhiều điểm sáng. Nhiều sự kiện văn hóa, du lịch được tổ chức thành công; giáo dục – đào tạo đạt được nhiều thành tích; công tác lao động, việc làm, công tác an sinh xã hội được đảm bảo; việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang có nhiều chuyển biến… Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, các đại biểu thảo luận cần tập trung vào những tồn tại, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân để có giải pháp khắc phục hiệu quả.
Đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung gợi ý thảo luận.
Đại biểu Phạm Thị Kiều Trang, Tổ đại biểu huyện Chiêm Hóa: Đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội như: Đẩy nhanh vốn đầu tư công; tập trung hoàn thiện hệ thống cơ sở phục vụ phát triển công nghiệp đồng bộ, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư; thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, tập trung vốn vào các lĩnh vực ưu tiên…
Đại biểu Phạm Thị Kiều Trang, Tổ đại biểu huyện Chiêm Hóa phát biểu thảo luận.
Đại biểu Quan Văn Duyên, Tổ đại biểu Chiêm Hóa: Cần rà soát kỹ nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế thuộc cấp nào để có giải pháp khắc phục cụ thể. Để phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng, cần quan tâm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Đồng thời, đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với huyện trong quá trình quản lý, khai thác các di tích trên địa bàn.
Đại biểu Quan Văn Duyên, Tổ đại biểu Chiêm Hóa phát biểu thảo luận.
Đại biểu Nông Thị Bích Huệ, Tổ đại biểu Na Hang – Lâm Bình: Việc duy trì và nâng cao chất lượng của các xã đã đạt tiêu chí nông thôn mới còn khó khăn, trong 37 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, có một số xã có những chỉ tiêu thành phần chưa đạt, vì vậy việc đạt chuẩn chưa thực bền vững. Do vậy, đề xuất các cấp chính quyền, các ngành chức năng cần rà soát các tiêu chí chưa đạt để có giải pháp khắc phục… Thời gian tới, người dân cũng cần phát huy hơn nữa vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới để góp phần xây dựng nông thôn mới được bền vững.
Đại biểu Nông Thị Bích Huệ, Tổ đại biểu Na Hang - Lâm Bình phát biểu thảo luận.
Đại biểu Phan Thị Mỹ Bình, Tổ đại biểu TP Tuyên Quang: Hiện nay, tổng số lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý trên địa bàn tỉnh là rất lớn. Tuy nhiên, kinh phí cho việc thu, gom chất thải rắn trong sinh hoạt còn chiếm phần nhỏ. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện chỉ đạo các xã, phường đưa việc thu, nộp tiền xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn vào hương ước, quy ước thôn, bản, tổ dân phố; tuyên truyền nâng cao ý thức của cơ quan, đơn vị, hộ dân về việc thu gom, xử lý chất thải rắn… Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, tham khảo các địa phương, xây dựng mức thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt bảo đảm công bằng, phù hợp.
Đại biểu Phan Thị Mỹ Bình, Tổ đại biểu TP Tuyên Quang phát biểu thảo luận.
Đại biểu Tạ Đức Tuyên, Tổ đại biểu TP Tuyên Quang: Việc xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai còn gặp nhiều khó khăn, do công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ trước đến nay chưa được lưu trữ bảo đảm theo hệ thống. Vì vậy, hệ thống hồ sơ địa chính cần được đo đạc, cập nhật, bảo đảm cho việc lưu trữ. Đề nghị UBND tỉnh bố trí nguồn lực đầu tư để hồ sơ dữ liệu về đất đai được liên thông, đồng bộ trong toàn tỉnh, thuận lợi cho việc khai thác, sử dụng và quản lý…
Công tác đấu giá đất gặp khó khăn trong việc xác định giá đất, các địa phương phải thuê đơn vị tư vấn xác định giá đất. Trong khi đó, các công trình, dự án cần xác định giá để đấu giá sử dụng đất là rất lớn. Vì vậy, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính xác định cụ thể nguồn vốn cho đấu giá đất đối với từng công trình, để có thể xác định được cụ thể; Sở Tài Nguyên và Môi trường tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ trực tiếp thực hiện xác định việc đấu giá đất…
Đại biểu Tạ Đức Tuyên, Tổ đại biểu TP Tuyên Quang phát biểu thảo luận.
Đại biểu Lý Thu Hương, Tổ đại biểu huyện Yên Sơn: Đề nghị UBND tỉnh tăng cường hướng dẫn kiểm tra, thanh tra việc giao người làm việc tại các cơ sở giáo dục để bảo đảm giáo viên dạy học không bị thiếu, ảnh hưởng đến chất lượng dạy học; thực hiện tuyển viên chức giáo viên đối với những bộ môn còn thiếu. Đồng thời, trang cấp đầy đủ trang thiết bị dạy học phục vụ năm học 2022-2023. Cùng với đó, chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, các huyện, thành phố thanh toán dứt điểm tiền lương dạy thêm giờ cho giáo viên… Tỉnh cũng quan tâm, bổ sung đủ vắc xin để bảo đảm công tác tiêm chủng, phòng các bệnh cho trẻ.
Đại biểu Lý Thu Hương, Tổ đại biểu huyện Yên Sơn phát biểu thảo luận.
Đại biểu Tăng Thị Dương, Tổ đại biểu huyện Sơn Dương: Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc có nguy cơ bị mai một. Vì vậy, đề nghị với các hộ đồng bào cần dạy tiếng nói, dạy mặc trang phục… cho thế hệ trẻ để giữ gìn bản sắc dân tộc. Ngành văn hóa có các giải pháp để giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc. Ngành giáo dục và đào tạo xem xét môn lựa chọn để dạy tiếng dân tộc cho con em đồng bào dân tộc thiểu số; khuyến khích mặc trang phục dân tộc vào thứ 2 đầu tuần đối với các trường học có đông con em đồng bào dân tộc thiểu số…
Đại biểu cũng tham gia ý kiến về thực trạng ly hôn đang có chiều hướng gia tăng, vì vậy trong quá trình đăng ký kết hôn, Hội Phụ nữ cần phối hợp tuyên truyền, tư vấn để hội viên, phụ nữ nắm được quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình; chia sẻ, trao đổi để chị em có những cách ứng xử phù hợp trong gia đình, góp phần giữ gìn gia đình hạnh phúc…
Đại biểu Tăng Thị Dương, Tổ đại biểu huyện Sơn Dương phát biểu thảo luận.
Đại biểu Nguyễn Vũ Linh, Tổ đại biểu Hàm Yên: Tình hình tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh có nhiều điểm sáng, đại biểu mong doanh nghiệp và nhân dan tiếp tục đồng hành với chính quyền, nỗ lực hơn hữa để kinh tế địa phương tiếp tục phát triển, nâng cao đời sống người dân trên địa bàn.
Đại biểu Nguyễn Vũ Linh, Tổ đại biểu Hàm Yên phát biểu thảo luận.
Đại biểu Vũ Thị Giang, Tổ địa biểu huyện Sơn Dương: Đề nghị BHXH tỉnh tiếp tục phối hợp với các ngành tuyên truyền, vận động người dân, hộ gia đình tham gia BHXH, BHYT; đa dạng các hình thức tuyên truyền hơn nữa để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả; giúp người dân cài đặt ứng dụng bảo hiểm điện tử để thuận lợi cho quá trình quản lý và thực hiện. Đại biểu cũng đề nghị đẩy mạnh hơn nữa công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh, trong đó chú trọng xây dựng hạ tầng số, nền tảng số, thông tin và dữ liệu số…
Đại biểu Vũ Thị Giang, Tổ đại biểu huyện Sơn Dương phát biểu thảo luận.
Đại biểu Nông Thị Hồng Nhung, Tổ đại biểu huyện Hàm Yên: Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như: tiến độ giải ngân vốn đầu tư công còn thấp; công tác giải phóng mặt bằng ở một số công trình chưa đạt tiến độ đề ra… Vì vậy, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chuyên môn, phối hợp với UBND các huyện, thành phố có giải pháp cụ thể để khắc phục, bảo đảm mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, trong xây dựng nông thôn mới cần tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân để người dân phát huy vai trò chủ thể, cùng cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng bảo đảm các tiêu chí nông thôn mới được bền vững.
Đại biểu Nông Thị Hồng Nhung, Tổ đại biểu huyện Hàm Yên phát biểu thảo luận.
Đại biểu Đỗ Thị Nhung, Tổ đại biểu huyện Sơn Dương: Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất còn chậm, chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Vì vậy, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo ngành chuyên môn, các huyện, thành phố thực hiện quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất kịp thời; tạo điều kiện cho nhân dân được chuyển mục đích sử dụng đất trong thời gian nhanh nhất…
Đại biểu Đỗ Thị Nhung, Tổ đại biểu huyện Sơn Dương phát biểu thảo luận.
Đại biểu Lý Ngọc Thanh, Tổ đại biểu Chiêm Hóa: Đề nghị UBND thành phố Tuyên Quang có giải pháp tích cực sớm hoàn thành dự án đo đạc đất đai theo kế hoạch.
Đại biểu Lý Ngọc Thanh, Tổ đại biểu Chiêm Hóa phát biểu thảo luận.
Đại biểu Chẩu Văn Huấn, Tổ đại biểu Na Hang: Đề nghị ngành chức năng có văn bản quy định thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi đã hoàn thành công tác đo đạc.
Đại biểu Chẩu Văn Huấn, Tổ đại biểu Na Hang phát biểu thảo luận.
Đại biểu Vũ Thanh Tùng, Tổ đại biểu huyện Yên Sơn: Cần có giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân; quản lý thuốc bảo hiểm y tế hiện nay. Cùng với đó, đề nghị các đơn vị chức năng tăng cường quản lý thị trường hàng hóa, chất lượng hàng hóa, góp phần bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng. Đại biểu cũng đề đề nghị, công tác bảo đảm an toàn giao thông cần được tăng cường, nhất là hệ thống giao thông chưa được đồng bộ cần có quy hoạch kịp thời, phù hợp với sự phát triển chung; đẩy mạnh việc tuyên truyền, nâng cao ý thức thực hiện Luật giao thông đường bộ đối với học sinh, để hạn chế vi phạm và tai nạn giao thông xảy ra.
Đại biểu Vũ Thanh Tùng, Tổ đại biểu huyện Yên Sơn phát biểu thảo luận.
11h00: Kết thúc phiên họp. Buổi chiều kỳ họp tiếp tục thảo luận tại hội trường.