Đại biểu Quốc hội tham gia thảo luận vào các báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Tiếp tục ngày làm việc thứ 5, hôm nay (27-10), tại Hội trường, Quốc hội dành cả ngày để thảo luận về kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm 2016-2020; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019.

Đánh giá sơ kết 3 năm thực hiện kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế 5 năm giai đoạn 2016-2020; kết quả 3 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi; việc thực hiện Nghị quyết số 100/2015/QH13 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020. Đại biểu Hứa Thị Hà, Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang đã có bài phát biểu trước Quốc hội.


Đại biểu Quốc hội Hứa Thị Hà.

Đại biểu Hứa Thị Hà thể hiện sự nhất trí cao với nhiều nội dung được nếu trong báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Hội đồng Dân tộc về Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2018 và 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 trình Quốc hội. Đại biểu Hà cho rằng, các giải pháp đề ra đến năm 2020 và giai đoạn 2020-2025 là rất có cơ sở và tình khả thi khi thực hiện.

Là đại biểu của địa phương có 22 tới dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó trên 52% dân số là người dân tộc thiểu số nên đại biểu cảm nhận sâu sắc quan điểm nhất quán, xuyên suốt trong lãnh đạo thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước ta, đã dành sự quan tâm đặc biệt, đề ra nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc và miền núi của Tuyên Quang nói riêng và cả nước nói chung. Đại biểu Hứa Thị Hà cho rằng nhiều chính sách đi vào cuộc sống làm cho diện mạo kinh tế của các địa phương miền núi, đặc biệt vùng đồng bào dân tộc thiểu số từng bước phát triển, đời sống của đồng bào đã được cải thiện rõ rệt; niềm tin của đồng bào đối với Đảng và nhà nước được nâng lên.  Đại biểu Hà đưa ra một vài số liệu để chứng minh khi Tuyên Quang là một tỉnh dân tộc, miền núi nhưng Tuyên Quang đã tập trung huy động, lồng ghép các nguồn lực tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa của tỉnh, đến nay: Tỉ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh bình quân giảm 4,25%/năm, tỉ lệ hộ nghèo người dân tộc thiểu số giảm bình quân trên 5%/năm. hết năm 2018 tỉ lệ hộ nghèo ước giảm còn 15,83%; duy trì 100% xã, phường, thị trấn giữ vững phổ cập các bậc học; Tỉ lệ huy động trẻ 5 tuổi đi mẫu giáo đạt 100%; tỉ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 97%; số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 98,82%; dân số nông thôn được sử dung nước hợp vệ sinh đạt 86,5%.”

Đại biểu Hứa Thị Hà cũng thể hiện sự nhất trí cao với nhận định của Chính phủ và Hội đồng Dân tộc đã đưa ra trong báo cáo đó là: “Hạ tầng  kinh tế xã hội thấp kém, thiếu việc làm, đói nghèo và bệnh tật...đang là thách thức lớn”. Đại biểu Hà cho rằng chính sách dân tộc hiện nay đã bao phủ hầu hết mọi mặt của đời sống nhưng vấn đề cốt yếu vẫn là thiếu nguồn lực thực hiện nên chưa đạt được yêu cầu đề ra rong khi đó hầu hết các chính sách đều mang tính chất hỗ trợ, chính sách đầu tư chưa đáp ứng được các nhu cầu cơ bản, do vậy hiệu quả chưa thật sự bền vững. Vấn đề được đại biểu Hà nhấn mạnh trong bài phát biểu của mình và cũng là vấn đề được cử tri nhân dân tỉnh Tuyên Quang đặc biệt quan tâm nhiều năm qua đó là đề nghị các Bộ ngành cần sớm bố trí nguồn vốn đề thực hiện có hiệu quả chương trình di dân tái định cư Thủy điện Tuyên Quang.

Trước Quốc hội đại biểu Hứa Thị Hà nhấn mạnh “nhiều chính sách phải kéo dài thời gian thực hiện dẫn đến định mức không còn phù hợp với thực tế, có chính sách do huy động nhiều nguồn vốn, khi cấp vốn không đồng bộ dẫn đến khó khăn trong triển khai thực hiện; việc bố trí vốn đối ứng của các địa phương gặp khó khăn do đa số các địa phương vùng dân tộc và miền núi đều phải nhận trợ cấp từ ngân sách trung ương (1 xã 135 trong 1 năm được hỗ trợ 1 tỷ đồng, 1 thôn đặc biệt khó khăn 200 triệu đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng thì làm việc gì cũng khó,  làm sao ra tấm, ra miếng được. Một số vấn đề bức xúc như: di dân tái định cư; tình trạng thiếu đất sản xuất, thiếu nước sinh hoạt, thiếu việc làm, thu nhập không ổn đinh... giải quyết chưa hiệu quả không phải do thiếu trách nhiệm hay do thiếu sự quan tâm mà cốt lõi là thiếu nguồn lực nên các chính sách thực hiện còn bất cập như đã nói ở trên. Đối với Tuyên Quang, chương trình Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư thủy điện Tuyên Quang được thực hiện từ năm 2011 đã di chuyển 4.122 hộ với 20.419 người dân, mà chủ yếu là người dân tộc thiểu số song đến nay mới bố trí được 49,8% tổng mức đầu tư hay như chương trình, chính sách dân tộc đã được xây dựng trong giai đoạn 2016-2020, đặc biệt là chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 theo quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/206 của Chính phủ đối với tinh Tuyên Quang đã phê duyệt đề án để thực hiện với tổng như cầu vốn thực hiện trong giai đoạn 2017-2020 là 289.876 triệu đồng trong đó nguồn vốn đề nghị Trung ương hỗ trợ là 90.858 triệu đồng hay như là Đề án phát triển kinh tế xã hội dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016-2025 đã được chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 trong đó tỉnh đã lại dự toán kinh phí đề nghị Trung ương hỗ trợ thực hiện chính sách là 93.486 triệu đồng. Nhưng đến nay các chính sách chưa đươc bố trí kinh phí đề thực hiện.”

Thay mặt đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang đại biểu Hứa Thị Hà thể hiện sự nhất trí với báo cáo thẩm tra của Hội đồng dân tộc cần phải thu gọn đầu mối tham mưu, quản lý, theo dõi về chính sách dân tộc; Quốc hội ban hành Nghị quyết về phân định vùng dân tộc thiểu số và vùng kinh tế xã hội đặc thù khó khăn để đầu tư trọng tâm, trong điểm, đáp ứng các như cầu cấp thiết, cơ bản về việc làm, y tế, giáo dục, văn hóa... cần phải đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển toàn diện, thật sự nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhóm dân tộc rất ít người, nhóm dân tộc dưới 10.000 người.

Cũng trong bài phát biểu của mình đại biểu Hứa Thị Hà dẫn chứng lại kiến nghị của Hội đồng dân tộc của Quốc hội là: Quốc hội quyết định chính sách dân tộc là đúng với khoản 5 điều 70 Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 2013 “Đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đan xem với đồng bào kinh” do vậy những khoản hỗ trợ cho con người nên xác định theo đơn vị hành chính, con em dân tộc kinh ở những vùng đó cũng được hưởng. Vì vậy đại biểu Hà trân trọng đề nghị quốc hội ban hành nghị quyết xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số, vùng kinh tế xã hội đặc thù khó khăn.

Theo báo Tuyên Quang

Tin cùng chuyên mục