Nâng cao năng lực quản lý, năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ thôn bản, cán bộ cấp xã thuộc Chương trình 135

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND thực hiện Tiểu dự án 3, Chương trình 135 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh.

Đồng chí Trưởng Ban đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân và đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Chẩu Văn Lâm, lãnh đạo UBND tỉnh với cử tri xã Hồng Thái.

Mục tiêu của tiểu dự án nhằm nâng cao năng lực quản lý, năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ cấp xã về quản lý thực hiện Chương trình, dự án nói chung, Chương trình 135 nói riêng trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, các thôn bản đặc biệt khó khăn. Nâng cao nhận thức của cộng đồng, người dân về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; nâng cao nhận thức về việc tham gia giám sát, thực hiện Chương trình, góp phần tích cực trong phát triển kinh tế hộ gia đình, xóa đói giảm nghèo bền vững ở cơ sở. Tạo sự chuyển biến quan trọng về nhận thức và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị ở cơ sở, sự đồng thuận của xã hội trong công tác xóa đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh, khẳng định chủ trương đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước về chính sách phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn trong những năm qua và giai đoạn tiếp theo 2016-2020.
Đối tượng được thụ hưởng gồm cộng đồng, cán bộ cơ sở tại các xã, thôn thuộc Chương trình 135: Ban giám sát cộng đồng xã; cán bộ thôn; đại diện cộng đồng, lãnh đạo tổ, nhóm; cán bộ chi hội đoàn thể, cộng tác viên giảm nghèo, các tổ duy tu bảo dưỡng công trình hạ tầng tại thôn, người có uy tín trong cộng đồng và người dân, ưu tiên người dân tộc thiểu số và phụ nữ trong các hoạt động nâng cao năng lực; cán bộ, công chức xã và thôn (bao gồm cả cán bộ, công chức luân chuyển, tăng cường); ưu tiên cán bộ là người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ trong các hoạt động nâng cao năng lực.
Nội dung gồm đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ cơ sở và cộng đồng thuộc Chương trình 135  trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm tại các tỉnh về công tác quản lý, thực hiện Chương trình 135; những mô hình sản xuất điển hình, phù hợp có thể áp dụng vào thực tế ở tỉnh.
Chế độ, định mức chi đào tạo, bồi dưỡng như sau: Cán bộ công chức cấp xã và cán bộ không chuyên trách ở xã, cán bộ thôn, bản và cộng đồng được hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại, tài liệu. Cán bộ, công chức là người hưởng lương từ ngân sách nhà nước được Chương trình hỗ trợ kinh phí 100% khi tham gia đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực. Mức chi phí, nội dung chi theo Thông tư số 01/2017/TT-UBDT ngày 10/5/2017 của Ủy ban Dân tộc; Thông tư 15/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính và các văn bản có hiệu lực thi hành liên quan. Kinh phí chi cho các hoạt động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh, thăm quan học tập mô hình tối đa 10% tổng kinh phí dự án đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng do Trung ương cấp hàng năm Ban Dân tộc chịu trách nhiệm thực hiện.
UBND tỉnh giao cho Ban Dân tộc tỉnh cchủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện hoặc hợp đồng với đơn vị, các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng đủ năng lực để thực hiện ký hợp đồng tập huấn, bồi dưỡng cho các đối tượng đảm bảo đúng mục đích, nội dung, yêu cầu của tiểu dự án. Lập dự toán kinh phí tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh. Định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện theo quy định. Sở Tài chính thẩm định mức chi phí tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng theo đúng chế độ hiện hành; hướng dẫn thực hiện việc thanh quyết toán nguồn vốn theo đúng quy định. UBND huyện có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan đơn vị được giao nhiệm vụ hướng dẫn các xã thuộc đối tượng trên địa bàn cử học viên về tập huấn, bồi dưỡng đảm bảo đúng đối tượng, đủ số lượng, thời gian và tạo điều kiện để học viên về tập huấn đạt hiệu quả.
 

Theo cổng thông tin điện tử tỉnh

Tin cùng chuyên mục