Ý kiến, kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thứ tư HĐND tỉnh khóa XIX
Cử tri Thị trấn Lăng Can, huyện Lâm Bình đề nghị:

Việc thực hiện Nghị quyết số 55/NQHĐND ngày 20/11/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về bê tông hóa đường giao thông nông thôn còn gặp nhiều khó khăn do một số vị trí trên các tuyến đường phần có ta luy âm sâu, núi đá nên khi thi công các tuyến đường không đủ mặt bằng để thi công theo Nghị quyết. Đề nghị tỉnh có cơ chế đặc thù (hoặc hướng dẫn) đối với các đoạn đường ảnh hưởng nêu trên để khi cơ sở tổ chức xây dựng không bị vướng mắc.

TRẢ LỜI:

Theo Nghị quyết số 55/NQ-HĐND ngày 20/11/2020 của HĐND tỉnh thì đối với đường giao thông nông thôn vận dụng lựa chọn quy mô theo Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ GTVT hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, được quy định như sau: Đối với những đoạn đường địa hình miền núi khó khăn, do yếu tố bất khả kháng (như cử tri nêu), nền đường không thể đảm bảo đủ 5,0m thì theo Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 có thể châm trước như sau: + Đối với đường thôn: Theo đường cấp B (TCVN:10380-2014), chiều rộng nền đường có châm trước: Bnền= 4,0m, Bmặt=3,0m, lề đường là 0,5m; kết cấu mặt đường bê tông xi măng mác 250, chiều dày 18,0cm. (Chiều rộng mặt đường khuyến khích rộng đủ 3,5m) + Đối với đường nội đồng: Thực hiện theo quy mô đường giao thông nội đồng tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện giai đoạn 2016-2020, chiều rộng nền đường có châm trước: Bnền= 4,0m, Bmặt=3,0m, lề đường là 0,5m; kết cấu mặt đường bê tông xi măng mác 250, chiều dày 16,0cm. Do vậy, căn cứ vào địa hình cụ thể của tuyến đường dự kiến xây dựng theo Đề án bê tông hóa đường GTNT và xây dựng cầu trên đường GTNT, giai đoạn 2021-2025, đề nghị UBND xã Lăng Can tổng hợp báo cáo đề xuất với UBND huyện Lâm Bình để triển khai thực hiện, phù hợp với quy định