Nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các cá nhân, tập thể có đóng góp làm giàu cho môi trường rừng (ngoài cơ chế, chính sách đã được hưởng theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020).
Trong những năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng của Trung ương và của tỉnh, gồm: Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với diện tích rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng thuộc lưu vực nhà máy thủy điện Tuyên Quang và Nhà máy thủy điện ICT Chiêm Hóa; Hỗ trợ bảo vệ rừng theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020; Hỗ trợ giống cây lâm nghiệp chất lượng cao theo Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐND ngày 25/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Tuy nhiên, kết thúc năm 2020, một số chính sách đã hết hiệu lực thi hành.
Hiện nay các Bộ, Ngành Trung ương đang xây dựng dự thảo các cơ chế, chính sách thực hiện các đề án, chiến lược về phát triển về lâm nghiệp giai đoạn 2021-2025, trình Chính phủ phê duyệt, như: Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia 2021-2030, tầm nhìn 2050; Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025,...
Sau khi các chính sách nêu trên được Trung ương phê duyệt ban hành, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ giao cơ quan chuyên môn tham mưu triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định.