Tổ chức giám định lại cho các trường hợp thương, bệnh binh trước đây đã được giám định, đến nay sức khỏe yếu.
* Về việc giám định đối với thương binh:
Trường hợp giám định vết thương còn sót: Căn cứ khoản 3, Điều 30 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định: “3. Người bị thương đã giám định thương tật nhưng còn sót vết thương chưa giám định thì được giám định bổ sung và tổng hợp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ ưu đãi.”
Trường hợp giám định lại vết thương: Căn cứ khoản 4, Điều 30 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định:
“4. Thương binh đã giám định có vết thương sau đây tái phát thì được giám định lại:
a) Vết thương sọ não bị khuyết xương sọ hoặc còn mảnh kim khí trong sọ gây biến chứng dẫn đến rối loạn tâm thần hoặc liệt;
b) Vết thương thấu phổi gây biến chứng dày dính màng phổi hoặc xẹp phổi dẫn đến phải cắt phổi hoặc thùy phổi;
c) Vết thương ở tim dẫn đến phải phẫu thuật;
d) Vết thương ổ bụng: Dạ dày hoặc ruột gây biến chứng ở dạ dày hoặc dính tắc ruột phải phẫu thuật;
đ) Vết thương ở gan; mật, lách; tụy hoặc thận gây biến chứng phải phẫu thuật;
e) Vết thương ở cột sống biến chứng gây liệt hoặc rối loạn cơ tròn đại tiểu tiện không tự chủ;
g) Các vết thương ở tay hoặc ở chân tái phát phải phẫu thuật cắt đoạn chi;
h) Vết thương ở mắt tái phát dẫn đến mù mắt; vết thương ở tai gây mất hoàn toàn sức nghe hai tai.”
Như vậy, đối với những trường hợp nào đủ điều kiện theo quy định trên, đề nghị liên hệ với Ủy ban nhân dân xã Hà Lang, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Chiêm Hóa để được hướng dẫn trình tự, thủ tục hồ sơ theo quy định.
* Về việc giám định đối với bệnh binh: Hiện nay, chưa có quy định về việc giám định lại đối với bệnh binh đã được khám giám định tỷ lệ mất sức lao động.