Xem xét sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn liên ngành số 1724/HDLN-NN-TC-KHĐT-CT-NHNN ngày 01/9/2021, mở rộng đối tượng hỗ trợ ghép cải tạo vườn cây ăn quả; đồng thời bổ sung thêm cây chanh là cây chủ lực để được hưởng chính sách hỗ trợ
Tình trạng: Đang tiếp tục giải quyết
Tính đến hết năm 2023, diện tích cây chanh trên địa bàn toàn tỉnh có trên 1.500 ha, tăng 272 ha so với năm 2022 (tương đương với 22%); sản lượng chanh quả năm 2023 đạt trên 7.100 tấn, tăng 1.582 tấn so với năm 2022. Hiện nay, chanh quả có giá bán khá cao, mang lại thu nhập ổn định cho các hộ trồng chanh, do đó trong thời gian vừa qua diện tích, sản lượng chanh trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng nhanh theo từng năm. Tuy nhiên, hiện nay đầu ra và giá bán của quả chanh tiềm ẩn nhiều rủi ro do chủ yếu được tiêu thụ qua các thương lái để bán ăn quả tươi, chưa có hợp đồng liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm với các đơn vị thu mua có tiềm lực; do vậy việc khuyến khích tiếp tục mở rộng diện tích chanh cũng cần phải được đánh giá đầy đủ, có tính đến sản xuất chung của cả các tỉnh trong khu vực, khả năng tiêu thụ của thị trường để tránh tình trạng dư thừa sản lượng gây tình trạng “cung vượt cầu” (đã xảy ra từ năm 2009 đến năm 2011) Tiếp thu ý kiến cư tri, Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố theo dõi, tổng hợp, đánh giá tình hình sản xuất, tiêu thụ chanh để làm căn cứ đề nghị xem xét sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn liên ngành số 1724/HDLN-NN-TC-KHĐT-CT-NHNN ngày 01/9/2021 đảm bảo phù hợp với thực tiễn sản xuất và phát huy được hiệu quả của chính sách đã ban hành.