Có chính sách hỗ trợ nhân dân xây dựng đường điện sau công tơ theo phương thức “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ” như hỗ trợ làm đường bê tông hiện nay để góp phần giúp người dân sử dụng điện an toàn, đồng thời đảm bảo hình ảnh văn minh, hiện đại đối với huyện nông thôn mới. Thực tế hiện nay nhiều nơi vùng sâu vùng xa điều kiện còn khó khăn, sau công tơ đường điện người dân phải tự kéo rất dài, sử dụng bằng cột tre, gỗ dễ bị đổ, gãy và nguy hiểm, mất mỹ quan
Tình trạng: Đã được trả lời, giải quyết xong
Trên thực tế, tại xã Nhân Mục và các xã trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang do các khu vực dân cư tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa định cư không theo quy hoạch, phân bổ rải rác, thư thớt nên người dân cũng gặp nhiều khó khăn khi đầu tư đường dây băng từ sau công tơ ngành điện về các hộ gia đình; đường dây băng từ phía sau công tơ đo điện của ngành điện về các hộ gia đình theo Điểm i, Khoản 2, Điều 46. Luật Điện lực quy định là trách nhiệm đầu tư của khách hàng sử dụng điện.
Trong hợp đồng mua bán điện theo mẫu chung được Bộ Công Thương phê duyệt tại khoản 6, Điều 7 mục CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG kèm theo hợp đồng quy định: khách hàng mua điện “Chịu trách nhiệm quản lý tài sản, đảm bảo an toàn đối với đường dây dẫn điện từ sau thiết bị đo đếm điện năng mua điện đến nơi sử dụng điện”. Đồng thời, trong Luật Điện lực không quy định về hỗ trợ người dân về đường điện (dây băng) sau công tơ của ngành điện nên không có cơ sở thực hiện kiến nghị này của cử tri.
Tiếp thu ý kiến của cử tri, Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Công Thương nghiên cứu, tham mưu đề xuất với cơ quan có thẩm quyền để xem xét, quyết định.