Đè nghị Ban Công tác đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu có văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể về thẩm quyền và kinh phí thực hiện thi đua khen thưởng cho đại biểu Quốc hội chuyên trách tại địa phương đối với các danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến; công nhận sáng kiến; đánh giá xếp loại lao động A,B hàng tháng, để việc thực hiện quy trình, thủ tục đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua hàng năm đối với đại biểu hoạt động chuyên trách ở địa phương theo đúng quy định.Hiện nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có Nghị quyết 353/2017/UBTVQH14 ngày 17/4/2017 Quy định bổ sung một số chế độ và điều kiện đảm bảo hoạt động của đại biểu Quốc hội các điều kiện đảm bảo về thi đua khen thưởng được quy định tại điểm b, khoản 1, điều 5 “b) Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở địa phương do Ủy ban Thường vụ Quốc hội bảo đảm lương, phụ cấp và các chế độ khác trong thời gian làm nhiệm vụ đại biểu. Cơ quan có thẩm quyền quản lý đối với cán bộ ở địa phương theo phân cấp chịu trách nhiệm quản lý đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách của địa phương mình về việc quy hoạch, giới thiệu ứng cử, điều động, luân chuyển, đánh giá, phân loại cán bộ hằng năm, bố trí công tác khác nếu không tái cử, quyết định nghỉ hưu, thi đua, khen thưởng và các công việc khác có liên quan đến công tác cán bộ; trước khi điều động, luân chuyển, bố trí công việc khác đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, cơ quan có thẩm quyền quản lý đối với cán bộ ở địa phương có trách nhiệm báo cáo xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội”. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện tại cơ sở có vướng mắc là do hiện nay chưa có hướng dẫn, quy định chi thường xuyên của đại biểu Quốc hội chuyên trách do Văn phòng Quốc hội đảm bảo hay do Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh bảo đảm; về quy trình thực hiện đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động Tiên tiến”; xét sáng kiến kinh nghiệm của đại biểu Quốc hội chuyên trách ở địa phương hằng năm. Vì theo Nghị quyết số 1004/2021/UBTVQH14 ngày 18/9/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại khoản 6, Điều 3 quy định biên chế đại biểu Quốc hội chuyên trách tại Đoàn đại biểu Quốc hội và biên chế đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoạt động chuyên trách không thuộc biên chế công chức Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh mà thuộc biên chế khối lãnh đạo các cơ quan dân cử tại địa phương trong tổng số biên chế cán bộ, công chức của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, như vậy chức danh Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh không nằm trong biên chế công chức của văn phòng. Do vậy, Văn phòng không thể xét thi đua hàng tháng, quý trong năm và đề nghị bình xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”; xét sáng kiến kinh nghiệm của đại biểu Quốc hội chuyên trách để hoàn thiện các quy trình, thủ tục, hồ sơ khen thưởng theo Luật Thi đua khen thưởng hiện hành.
Trả lời tại Văn bản số 22/BCTĐB-CTĐB ngày 11/01/2022, cụ thể:
Hiện nay Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có Nghị quyết số 353/2017/UBTVQH14 ngày 17/4/2017 Quy định bổ sung một số chế độ và điều kiện đảm bảo hoạt động của đại biểu Quốc hội các điều kiện đảm bảo về thi đua khen thưởng được quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 5 “b)Đại biểu Quốc hội hoạt động không chuyên trách ở địa phương do Ủy ban Thường vụ Quốc hội bảo đảm lương, phụ cấp và các chế độ khác trong thời gian làm nhiệm vụ đại biểu. Cơ quan có thẩm quyền quản lý đối với cán bộ ở tại địa phương theo phân cấp chịu trách nhiệm quản lý đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách của địa phương mình về việc quy hoạch, giưới thiếu ứng cử, điều động, luân chuyển, đánh giá phân loại cán bộ hằng năm, bố trí công tác khác nếu không tái cử, quyết định nghỉ hưu, thi đua, khen thưởng và các công việc khác có liên quan đến công tác cán bộ; trước khiddieeuf động, luân chuyển, bố trí công việc khác đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, cơ quan có thẩm quyền quản lý đối với cán bộ ở địa phương có trách nhiệm báo cáo xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội”. Tuy nhiện, trong quá trình triển khai thực hiện tại cơ sở vướng mắc là do hiện nay chưa có hướng dẫn, quy định chi thường xuyên của đại biểu Quốc hội chuyên trách do Văn phòng Quốc hội đảm bảo hay do Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh bảo đảm; về quy trình thực hiện đề nghị xét xét tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”, “Lao động tiến tiến”; xét sáng kiến kinh nghiệm của đại biểu Quốc hội chuyên trách ở địa phương hằng năm. Vì theo Nghị quyết số 1004/2021/UBTVQH14 ngày 18/9/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại khoản 6, Điều 3 quy định biên chế đại biểu Quốc hội chuyên trách tại Đoàn đại biểu Quốc hội và biên chế đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoạt động chuyên trách không thuộc biên chế công chức Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh mà thuộc biên chế khối lãnh đạo các cơ quan dân cử tại địa phương trong tổng số biên chế cán bộ, công chức của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, như vậy chức danh Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh không nằm trong biên chế công chức của văn phòng. Do vạy, Văn phòng không xét thi đua hàng tháng, quý trong năm và đề nghị bình xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến’, “Chiến sỹ thi đua cơ sở”; xét sáng kiến kinh nghiệm của đại biểu Quốc hội chuyên trách đề hoàn thiện các quy trình, thủ tục, hồ sơ khen thưởng theo Luật Thi đua khen thưởng”.Ban công tác đại biểu trả lời như sau:
Căn cứ điểm 2.2, Điều 6, chương II Quy định số 105-QĐ/TW ngày 19/12/2017 của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử quy định thường trực tỉnh ủy, thành ủy thảo luận và quyết định: “...điều đông, luận chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho thôi giữ chức, đình chỉ chức vụ, Khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện chính sách đối với các chức danh ủy viên ban chấp hành, ủy viên thường vụ....Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố...”; khoản 1, Điều 46 , Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua khen thưởng quy định về tuyến trình khen thưởng: “Cấp nào quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức nười lao động và quỹ lương thì cấp đó có trách nhiệm khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý”.
Mặt khác, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận cho ý kiến về dự án Luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi), dự thảo Luật đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo đại biểu Quốc hội và cử tri. Về nội dung khen thưởng đại biểu Quốc hội chuyên trách, dự thảo sủa đổi đã cơ bản khắc phục những bất cập của luật hiện hành và tiếp tục trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV. Đối với đề nghị của cử tri tỉnh Tuyên Quang, trên cơ sở Luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi), Ban Công tác đại biểu sẽ nghiên cứu, tham mưu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội có văn bản hướng dẫn trong thời gian tới. Về nội dung chi thường xuyên của đại biểu Quốc hội chuyên trách ở địa phương được thiện hiện theo hướng dẫn số 2106/HD-VPQH ngày 07/12/2020 của Văn phòng Quốc hội về quản lý, sử dụng kinh phí hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố và một số nội dung liên quan đến việc thực hiện Nghị quyết số 1004/2020/UBTVQH14.