Để nghị quyết tiếp tục đi vào cuộc sống

Ngày 22/7/2014 Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, trong đó quy định nội dung hỗ trợ lãi suất tiền vay; hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, đăng ký chất lượng sản phẩm; xúc tiến thương mại, quảng bá chất lượng sản phẩm đối với 5 sản phẩm được xác định là chủ lực phát triển của tỉnh gồm 03 cây (cây chè đặc sản, cây cam sành, cây mía) và 02 con (con trâu, con cá), đây là Nghị quyết ban hành đã nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng của nhân dân. Sau 05 năm thực hiện nghị quyết, nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong tỉnh về phát triển nông nghiệp hàng hóa đã có chuyển biến tích cực; việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản suất hàng hóa tập trung được nhân dân phấn khởi, đồng tình ủng hộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa tỉnh.


Anh Nông Văn Phùng, thôn Nà Mạ, xã Thanh Tương vay vốn nuôi trâu sinh sản. Ảnh Báo Tuyên Quang

Đến hết năm 2018, toàn tỉnh có 4.048 hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp, Hợp tác xã, tổ hợp tác có tổ chức sản xuất hàng hoá một số loại cây trồng, vật nuôi được hưởng cơ chế, chính sách được vay vốn 668.304,2 triệu đồng. Tổng kinh phí tỉnh cân đối để hỗ trợ lãi suất 23.961,8 triệu đồng và hỗ trợ chi phí đánh giá và cấp Giấy chứng nhận sản suất theo tiêu chuẩn VietGAP, xây dựng nhãn hiệu, đăng ký chất lượng sản phẩm; xúc tiến thương mại, quảng bá chất lượng sản phẩm 497,0 triệu đồng.

Tuy nhiên, quá trình phát triển đã có thêm nhu cầu xây dựng nhãn hiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh ngày càng lớn đối với nhiều sản phẩm khác. Qua giám sát, nắm bắt nguyện vọng, mong muốn của nhân dân, để bắt kịp với yêu cầu phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm. Việc sửa đổi nghị quyết, bổ sung các sản phẩm nông nghiệp được hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, đăng ký chất lượng và quảng bá sản phẩm là cần thiết phù hợp với kinh tế thị trường và định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Đáp ứng nhu cầu đó, kỳ họp thứ 8, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVIII ngày 23/7/2019 đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014 của HĐND tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang với nội dung: Bổ sung các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp được hỗ trợ kinh phí xây dựng nhãn hiệu, đăng ký chất lượng sản phẩm; xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm; hỗ trợ lãi suất tiền vay; chi phí đánh giá và cấp giấy chứng nhận nuôi cá đặc sản bằng lồng trên sông, hồ thủy điện theo tiêu chuẩn VietGAP. Điều chỉnh tăng mức cho vay và mức hỗ trợ lãi suất tiền vay cho các hộ trồng mía.

Thiết nghĩ, với những cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể kịp thời sửa đổi, bổ sung khi cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tế của nhân dân để chính người dân được thụ hưởng không chỉ là mong đợi của người dân mà còn là mong mỏi, đồng thuận cao của những người đại biểu nhân dân./.

Hồng Hạnh

Tin cùng chuyên mục