166

Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Văn bản số 513/UBND-NC ngày 06/3/2018 của UBND tỉnh về việc bố trí kế toán kiêm nhiệm các đơn vị trường học theo hướng bố trí mỗi xã 02 kế toán trường học hoặc mỗi trường có 01 kế toán riêng. Hiện nay các đơn vị trường học trên địa bàn huyện đang được bố trí 01 kế toán thực hiện nhiệm vụ cho cả 03 trường trên địa bàn một xã, một số trường bán trú thực hiện chế độ học sinh nên khối lượng công việc rất nhiều, nhất là đối với các trường ở trung tâm thị trấn, số lượng học sinh đông, thực hiện dạy học 2 buổi/ngày.

167

Cấp có thẩm quyền xem xét cho Công an viên tổ dân phố được hưởng bảo hiểm y tế vì đây là lực lượng trực tiếp tham gia phối hợp với công an xã thực hiện nhiệm vụ truy bắt tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự, có thể bị thương khi đang thực hiện nhiệm vụ.

168

Cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung Khoản 17, Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi năm 2019, do chưa thống nhất với Quy định tại Khoản 7 Điều 18 Quy định số 80-QĐ/TW ngày 18/8/2022 của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, cụ thể:

- Khoản 7, Điều 18 Quy định số 80-QĐ/TW ngày 18/8/2022 của Bộ Chính trị quy định “Cán bộ bị kỷ luật thì không phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức vụ cao hơn chức vụ bị kỷ luật trong khoảng thời gian như sau (tính từ ngày ký quyết định kỷ luật): 12 tháng đối với hình thức kỷ luật Khiển trách, 30 tháng đối với hình thức kỷ luật Cảnh cáo; 60 tháng đối với hình thức kỷ luật Cách chức”.

- Khoản 17, Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi năm 2019, quy định:

"a) Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo hoặc hạ bậc lương thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực;

b) Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức giáng chức hoặc cách chức thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.

c) Hết thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này, cán bộ, công chức không vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì tiếp tục thực hiện nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật”.

169

Cấp có thẩm quyền chỉ đạo việc xét duyệt danh sách học sinh bán trú đúng thời gian để việc cấp phát gạo, hỗ trợ tiền ăn theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 cho học sinh bán trú được thực hiện kịp thời vào đầu mỗi học kỳ để nhà trường chủ động trong công tác phục vụ bán trú cho học sinh.

170

Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét việc phê duyệt nhiều bộ sách giáo khoa và việc lựa chọn sách giáo khoa hằng năm ở mỗi trường học, gây lãng phí vì nhiều hộ gia đình khó khăn không tận dụng được sách cũ cho con em sử dụng.

171

Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường Đại học sư phạm tuyển sinh, đào tạo theo chuyên ngành tương ứng các bộ môn của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 vì hiện nay việc dạy các môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử-Địa lí còn gặp nhiều khó khăn do giáo viên chưa được đào tạo chuyên ngành, chỉ được tham gia các khóa bồi dưỡng ngắn hạn.

172

Chính phủ xem xét, ban hành chính sách khuyến khích phát triển giáo dục phổ thông ngoài công lập theo hướng sửa đổi, bổ sung Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06/6/2018 quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục; đảm bảo thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức đầu tư về giáo dục và phù hợp với bối cảnh hiện nay.

173

Chính phủ có cơ chế, chính sách hỗ trợ tiền từ ngân sách nhà nước cho nhân viên nấu ăn ở các trường mầm non thuộc xã khu vực I như chính sách quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

174

Chính phủ có cơ chế, chính sách hỗ trợ cấp thẻ bảo hiểm y tế cho học sinh thuộc khu vực I.

175

(1) Xem xét có chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ nhà trẻ ở xã thuộc khu vực I như chính sách quy định tại Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non.

(2) Xem xét có chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, miễn giảm học phí cho trẻ nhà trẻ ở xã thuộc khu vực I như trẻ mẫu giáo đang hưởng theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ.

176

Có chính sách miễn giảm học phí cho trẻ nhà trẻ thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng đặc biệt khó khăn.

177Sửa Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định chế độ chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn theo hướng không quy định tối đa 05 lần định mức/01 tháng đối với kinh phí hỗ trợ việc nấu ăn cho học sinh. Hiện nay hai trường đều có số học sinh ở bán trú đông nên theo quy định sẽ khó khăn trong việc hợp đồng số lượng nhân viên nấu ăn, không đáp ứng được việc nấu ăn cho học sinh.
178Sửa đổi Thông tư số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT để nâng mức học bổng cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú. Theo quy định, mức học bổng mỗi tháng học sinh được hưởng bằng 80% hệ số lương cơ bản để tổ chức 3 bữa ăn hàng ngày cho học sinh là thấp, chưa đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho học sinh.
179(1) Quy định trường hợp lưu ban (trên một lần) đối với học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. (2) Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ Quy định chế độ chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn lên 45% mức lương cơ sở.
180Sửa đổi quy định về thăng hạng cho giáo viên tiểu học từ hạng III lên hạng II được quy định tại Thông tư số 08/2023/TT- BGDĐT ngày 14/4/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập, cụ thể như sau: Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT quy định “2. Thời gian giáo viên giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng IV (mã số V.07.03.09) hoặc giữ ngạch giáo viên tiểu học (mã số 15.114) hoặc giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.08) hoặc giữ ngạch giáo viên tiểu học chính (mã số 15a.204) được xác định là tương đương với thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29) từ thời điểm giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo đối với giáo viên tiểu học theo Luật Giáo dục 2019”. Luật Giáo dục 2019 quy định trình độ chuẩn giáo viên tiểu học “Có bằng cử nhân”, do đó việc quy định giáo viên tiểu học hạng III phải có trình độ đạt chuẩn theo Luật Giáo dục 2019 (có bằng cử nhân) thời gian 9 năm mới đủ điều kiện thăng lên hạng II là không phù hợp, sẽ thiệt thòi cho giáo viên, đặc biệt là giáo viên có tuổi nghề, tuổi đời cao.