1

Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét nâng mức hỗ trợ kinh phí phục vụ nấu ăn cho học sinh đối với các trường bán trú, trường có tổ chức nấu ăn cho học sinh. Hiện là 200% mức lương cơ sở chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu đối với người lao động.

2

Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng nhà công vụ cho giáo viên trường mầm non.

3Sửa Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định chế độ chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn theo hướng không quy định tối đa 05 lần định mức/01 tháng đối với kinh phí hỗ trợ việc nấu ăn cho học sinh. Hiện nay hai trường đều có số học sinh ở bán trú đông nên theo quy định sẽ khó khăn trong việc hợp đồng số lượng nhân viên nấu ăn, không đáp ứng được việc nấu ăn cho học sinh.
4(1) Quy định trường hợp lưu ban (trên một lần) đối với học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. (2) Tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ Quy định chế độ chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn lên 45% mức lương cơ sở.
5Xem xét bổ sung, sửa đổi Nghị quyết số 10/NQ-HĐND ngày 06/12/2016 của HĐND tỉnh Tuyên Quang Quy định khoảng cách và địa bàn làm căn cứ xác định học sinh không thể đến trường và trở về nhà trong ngày; mức khoán kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ thực hiện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang để đảm bảo phù hợp tình hình thực tế và tạo điều kiện thuận lợi cho các trường học trong thực hiện nhiệm vụ tại địa phương. Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018; thực hiện Đề án sáp nhập trường trên địa bàn huyện Na Hang. Từ tháng 01/2023 trường Tiểu học và trường PTDTBT THCS Thượng Nông sáp nhập thành trường PTDTBT TH&THCS Thượng Nông sau khi sáp nhập trường 02 cấp học nhà trường có tổng số 423 học sinh bán trú/788 học sinh (cấp Tiểu học có 198 học sinh/ 456 học sinh; cấp THCS có 225 học sinh / 332 học sinh). Theo quy định tại điểm 2.1 khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 10/NQ HĐND ngày 06/12/2016 của HĐND tỉnh Tuyên Quang “Các trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh được hỗ trợ kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh theo định mức khoán kinh phí bằng 200% mức lương cơ sở/01 tháng/30 học sinh, số dư từ 15 học sinh trở lên được tính thêm một lần định mức; mỗi trường chỉ được hưởng không quá 05 lần định mức nêu trên/01 tháng và không quá 9 tháng/01 năm”. Năm học 2023-2024 và năm học tiếp theo số học sinh ở bán trú tại trường vẫn duy trì ở mức dao động từ 350 học sinh trở lên. Như vậy căn cứ theo quy định nhà trường chỉ được 05 lần định mức người nấu ăn sẽ rất khó khăn đối với các nhà trường có số lượng học sinh ở bán trú lớn
6Xem xét đầu tư xây dựng đường từ thôn Nà Cào (xã Thượng Nông) sang xã Thượng Giáp để thuận tiện cho người dân đi lại, thông thương
7Xem xét nâng cấp trạm biến áp Bản Giòng để đủ điện năng phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho Nhân dân 02 thôn Pác Củng, Bản Giòng. Hiện nay công suất điện thấp không đảm bảo phục vụ sinh hoạt và sản xuất (sử dụng máy nghiền thức ăn đa năng)
8Ban Quản lý khai thác công trình Thuỷ lợi Tuyên Quang xem xét bố trí nguồn kinh phí nâng cấp hệ thống kênh mương thủy lợi Nà Ca nằm dọc theo tuyến Quốc lộ 280 chiều dài khoảng 200m, hiện nay tuyến kênh mương này thấp hơn mặt đường khi mưa lũ rác bùn trôi xuống mương rất khó khăn cho việc khơi thông, nạo vét không đảm bảo lượng nước tưới tiêu phục vụ sản xuất
9Đề nghị chuyển đổi một phần diện tích rừng phòng hộ sang rừng sản xuất trên địa bàn xã, để có quỹ đất thực hiện các dự án về hỗ trợ đất ở và đất sản xuất theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, cụ thể: Khu đồi Nà Hán và khu Đông Đăm thôn Bản Khẻ; Cốc Chom thôn Đống Đa II, Khuổi Hên, Khuổi Vi thôn Đống Đa; khu Pù Cẩu Loong thôn Bản Giòng; Thôm Khuẩn, Nà Thài thôn Pác Củng với diện tích 285,71 ha gồm 11 khoảnh 131 lô chuyển từ đất rừng phòng hộ chuyển sang đất rừng sản xuất để phù hợp với phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn; điều chỉnh một phần diện tích đất rừng sản xuất (diện tích đã quy hoạch trong đất lâm nghiệp) 183,21 ha gồm 6 khoảnh 49 lô sang đất rừng phòng hộ.
10Sớm đầu tư xây kè chống sạt lở bờ suối, đoạn từ thôn Nà Tà đến Khu Nà Lây, thuộc thôn Đống Đa và Đống Đa 2 có chiều dài khoảng 03 km, để bảo vệ diện tích đất sản xuất cho các hộ dân. Hiện nay, do thiên tai, bão lũ nhiều diện tích đất trên các cánh đồng của các hộ dân đang canh tác có nguy cơ sạt lở, mất đất sản xuất.
11Đầu tư nâng cấp trạm biến áp thôn Nà Tà, xã Thượng Nông, từ 75 KV lên 100 KV, để đảm bảo việc cung cấp điện phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất cho người dân các thôn Nà Tà và thôn Nà Cào. Cử tri phản ánh, trạm biến áp tại thôn3 Nà Tà, có gần 200 hộ dân sử dụng điện nhưng hiện nay điện yếu, không đảm bảo phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
12Xây dựng 01 trạm biến áp hạ thế tại địa điểm Trường Phổ thông Dân tộc bán trú, Tiểu học và Trung học cơ sở Thượng Nông, để đảm bảo việc cung cấp điện phục vụ các hoạt động của nhà trường.
13Đề nghị khảo sát, lắp đặt, nâng cấp trạm phát sóng điện thoại di động, Internet tại các thôn: thôn Bản Giòng, Thôm Luông, Bản Khẻ, để nhân dân được kết nối, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sinh hoạt và sản xuất.
14Có chính sách hỗ trợ kinh phí đầu tư bảo tồn kiến trúc Làng Tày cổ (Bản Mù), thôn Đống Đa, xã Thượng Nông, để khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tinh thần đoàn kết của các dân tộc, gắn với việc phát triển kinh tế - xã hội, thu hút khách du lịch.
15Hằng năm cấp bổ sung sách giáo khoa cho các trường học ở vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để nhà trường tiếp tục cho học sinh mượn, sử dụng phục vụ cho nhu cầu học tập (từ năm 2001 đến nay học sinh được mượn sách từ thư viện của trường, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại sách giáo khoa đã bị rách, hỏng làm ảnh hưởng đến việc học của các em học sinh).